Thực tiễn triển khai thí điểm đổi mới tuyển sinh tại ĐHQG HN

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng nay 27/9, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển nhân lực tổ chức Hội thảo tham vấn “Đổi mới tuyển sinh đại học.
Thực tiễn triển khai thí điểm đổi mới tuyển sinh tại ĐHQG HN
Ảnh minh họa

Sau đại học theo hướng đánh giá năng lực: thực tiễn triển khai thí điểm ở Đại học Quốc gia Hà Nội”.

Hội thảo là một hoạt động trong chương trình công tác của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2011 - 2015.

Tham dự có các thành viên trong Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, viện trực thuộc Bộ GD&ĐT, Cục Đào tạo (Bộ Công an), Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), lãnh đạo các trường Đại học, Học viện trong cả nước, các chuyên gia giáo dục của Việt Nam và các đại biểu quốc tế đến từ các tổ chức văn hóa giáo dục.

Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu phương án đổi mới tuyển sinh đại học, sau đại học theo hướng đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, báo cáo những kết quả của kì thi đánh giá năng lực năm 2014 của ĐHQG Hà Nội, những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai, đồng thời đề xuất phương án tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội trong thời gian tới.

Thành công của phương án mới

ĐHQG Hà Nội đã báo cáo những thành công bước đầu trong thực tiễn triển khai thi tuyển sinh theo đánh giá năng lực năm 2014 và tiếp tục nghiên cứu áp dụng phương án đổi mới tuyển sinh này trên bình diện rộng hơn.

Trong những tuần đầu tháng 9/2014, ĐHQG Hà Nội đã tổ chức thí điểm thi tuyển chọn sinh viên vào học bậc đại học trong các chương trình tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (sau khi đã trúng tuyển vào ĐHQGHN) bằng bài thi đánh giá năng lực và tuyển chọn học viên cao học với bài thi đánh giá năng lực thay cho môn cơ bản.

Các kì thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, không xảy ra lỗi phần mềm. Qua phân tích kết quả đánh giá năng lực và so sánh với  kết quả kì thi ba chung của Bộ GD&ĐT cho thấy đề thi có chất lượng tốt. Bài thi đánh giá năng lực về cơ bản đã đánh giá đúng năng lực của người học và có mối tương quan thuận chiều với kết quả kì thi ba chung, những thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực cao cũng đồng thời là những thí sinh đã có kết quả thi ba chung cao.

Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của hơn 1.000 thí sinh đã trực tiếp tham gia kỳ thi này về bài thi đánh giá năng lực ở bậc đại học cho thấy, tuyệt đại đa số ý kiến của cán bộ giảng viên và sinh viên cho rằng bài thi này đánh giá đúng năng lực để học ngành đăng ký; cấu trúc và thời gian làm bài của toàn bộ bài thi là hợp lý.

Hơn 80% thí sinh dự thi có ý kiến cho rằng đề thi đánh giá đủ kiến thức cần thiết về mọi mặt của sinh viên, bám sát chương trình học, độ phủ kiến thức rộng trong suốt chương trình THPT. Điều này yêu cầu thí sinh phải học đồng đều và nắm được kiến thức các môn khác nhau. Ngoài ra 2/3 ý kiến trả lời hình thức thi trên máy tính tiện lợi, sử dụng đơn giản và đặc biệt khách quan, công bằng trong đánh giá.

Tương tự, kết quả khảo sát ý kiến của gần 550 thí sinh về bài thi tổng hợp tuyển sinh bậc sau đại học cũng cho thấy hơn 60% thí sinh cho rằng đề thi đánh giá đúng năng lực để học ngành đăng ký; cấu trúc của bài thi và thời gian thi hợp lý.

Các thí sinh đều nhận thấy kỳ thi chỉ một bài duy nhất, thi trong một buổi, gọn nhẹ, dễ triển khai, đơn giản, thiết thực, tiết kiệm, dễ được xã hội đồng tình, ủng hộ; Đề thi dạng trắc nghiệm khách quan gồm 140 câu hỏi (gồm kiến thức toán (định lượng), văn (định tính), và khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội), thi trên máy tính với đề thi được tổ hợp khác nhau, thí sinh không thể nhận trợ giúp từ bên ngoài, hạn chế tiêu cực mà không cần các phương tiện giám sát phức tạp, tránh gây bức xúc cho xã hội.

Có thể triển khai nhân rộng

Nhiều ý kiến đã đánh giá cao cách thức triển khai của ĐHQG Hà Nội, và cho đây là cách làm hay có thể nhân rộng.

Thực tế cho thấy, Kết quả thi đảm bảo độ tin cậy cao; Cấu trúc đề thi định hướng học sinh cần học toàn diện, học thực chất, tránh học tủ, học lệch; Đề thi có phổ rộng theo độ khó dễ,  phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng được việc tuyển thí sinh theo phân tầng các trường đại học, thể hiện được sự đổi mới trong kiểm tra đánh giá.

Theo đại diện ĐHQG Hà Nội, cách thức trên là quá trình nghiên cứu đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực từ những năm 2003 - 2004 của ĐHQG Hà Nội, khi thực hiện đề tài cấp Nhà nước về “Quy trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài trong lĩnh vực KHTN-CN, quản lý lãnh đạo và kinh doanh”, khảo sát học hỏi kinh nghiệm tuyển sinh của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm của Hoa Kỳ và đã từng bước triển khai thử nghiệm với bậc sau đại học ở ĐHQG Hà Nội từ năm 2011.

ĐHQG Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo cho tuyển sinh đánh giá năng lực từ cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, hàng nghìn câu hỏi nguồn có chất lượng tốt, cũng như đã xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực, chuẩn bị phần mềm tuyển sinh, cơ sở vật chất, đường truyển,…và tập huấn cho cán bộ và thí sinh chu đáo để đảm bảo thành công...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật