Những tên lửa đạn đạo chiến thuật nguy hiểm nhất thế giới

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những tên lửa đạn đạo chiến thuật với tốc độ bay gấp kinh hoàng cùng tầm bán xa hàng trăm km đã khiến chúng trở nên nguy hiểm nhất thế giới.
Những tên lửa đạn đạo chiến thuật nguy hiểm nhất thế giới
9K720 Iskander

9K720 Iskander là quân bài chiến lược mà Nga sử dụng để đối phó với các kế hoạch quân sự của NATO. Khu vực nào có Iskander xuất hiện đều khiến NATO phải tính toán lại các kế hoạch chiến lược của mình đối với Moscow. Sở dĩ, Iskander luôn khiến NATO lo lắng bởi đặc tính kỹ-chiến thuật có "1-0-2" của nó. Iskander có quỹ đạo bay lượn như chim cùng lớp phủ tàng hình nên rất khó phát hiện từ xa. Một tính năng đỉnh khác của Iskander là hệ thống mồi bẫy điện tử cho phép nó vượt qua những hệ thống đánh chặn tiên tiến nhất.

Cuối cùng tên lửa lao đến mục tiêu với tốc độ gấp 7 lần vận tốc âm thanh( khoảng 7.500 km/h) nên việc đánh chặn là điều bất khả thi. Iskander được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính và cảm biến quang-điện tử giai đoạn cuối, bán kính lệch mục tiêu CEP chỉ khoảng 5-7 mét. 9K720 là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật chính xác nhất thế giới. Biến thể sử dụng cho quân đội Nga có tầm bắn 500 km, biến thể xuất khẩu có tầm bắn 280 km.

R-11 Zemlya NATO định danh Scud là một loại tên lửa đạn đạo chiến thuật được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1957. Loại tên lửa này đã được xuất khẩu rộng rãi cho các nước trên thế giới đặc biệt là khu vực Trung Đông. Scud đã trở thành tên gọi chung cho các biến thể về sau của nó cũng như các loại tên lửa khác được các quốc gia sản xuất dựa trên thiết kế của Liên Xô. Scud sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng một giai đoan, tên lửa có tầm bắn từ 180-1.000 km tùy biến thể. Scud là một trong số ít tên lửa đạn đạo chiến thuật được sử dụng nhiều trong thực chiến. Scud tham chiến lần đầu trong chiến tranh Yom Kippur 1973, 3 tên lửa đã được Ai Cập bắn vào các mục tiêu ở Israel. Afghanistan đã bắn hơn 10 tên lửa vào các mục tiêu ở Pakistan năm 1988, trong chiến tranh Iran-Iraq hơn 100 tên lửa Scud đã được Iraq bắn vào các mục tiêu ở Iran. Ảnh: Rumorsofwars
J-600 là một sản phẩm hợp tác sản xuất giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Trung Quốc. Tên lửa J-600 có thiết kế tương tự DF-11 của Trung Quốc kết hợp với một số cải tiến về công nghệ dẫn hướng và vật liệu chế tạo của Thổ Nhĩ Kỳ. J-600 được đặt trên khung gầm xe tải MAN 26.372 6x6 bánh. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép rút ngắn thời gian sẳn sàng chiến đấu. J-600 có hệ thống dẫn hướng kết hợp quán tính và cảm biến quang học giai đoạn cuối. Tên lửa có tầm bắn từ 150-900 km tùy biến thể mang theo đầu đạn nặng 480 kg. Ảnh: Postimg

OTR-21 Tochka được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1976. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép rút ngắn thời gian sẳn sàng chiến đấu cũng như tăng khả năng cơ động. OTR-21 có hệ thống dẫn hướng kết hợp quán tính và định vị toàn cầu GLONASS, bán kính lệch mục tiêu CEP khoảng 150 mét. Tochka có tầm bắn từ 70-185 km mang theo đầu đạn nặng 482 kg. Trong cuộc xung đột Nam Ossetia năm 2008 Nga đã bắn khoảng 15 tên lửa vào Gruzia. Một báo cáo chưa được xác nhận nói rằng, quân đội Ukraine đã bắn nhiều tên lửa Tochka vào khu vực giao tranh ở Donetsk. Ảnh: Wikipedia
Hyunmoo là một nỗ lực lớn của Hàn Quốc trong việc đáp trả lại mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên. Tên lửa phóng thử thành công lần đầu vào năm 1982. Hàn Quốc bắt đầu sản xuất số lượng hạn chế tên lửa Hyunmoo từ năm 1990 dưới sự giám sát của Mỹ. Hyunmoo sử dụng động cơ nhiên liệu rắn hai giai đoạn, tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và thiết bị khóa mục tiêu giai đoạn cuối. Loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này có tầm bắn từ 180-1.500 km tùy biến thể. Ảnh: Res.heraldm
Prithvi là một phần của Chương trình phát triển tên lửa dẫn hướng tích hợp do Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ(DRDO) thực hiện. Prithvi được phát triển với 3 biến thể, trong đó Prithvi- I/II sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng 1 giai đoạn, Prithvi-III kết hợp 1 động cơ nhiên liệu rắn với 1 động cơ nhiên liệu lỏng. Tên lửa đặt trên khung gầm xe tải 8x8 bánh để tăng khả năng cơ động. Prithvi có tầm bắn từ 150-600 km tùy biến thể, mang theo đầu đạn nặng 500-1.000 kg. Ảnh: ACIG
MGM-140 ATACMS một loại tên lửa đạn đạo chiến thuật độc đáo của Mỹ được đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1980. Điểm độc đáo của loại tên lửa này là có thể phóng từ bệ phóng pháo phản lực bắn loạt M270 hoặc HIMARS. Mỗi container tiêu chuẩn của ATACMS chứa 6 đạn tên lửa tương tự như một pháo phản lực bắn loạt. ATACMS sử dụng hệ thống dẫn hướng kết hợp quán tính và định vị toàn cầu GPS, tên lửa có tầm bắn khoảng 300 km. MGM-140 tham chiến lần đầu trong chiến dịch Bão táp sa mặc năm 1991, khoảng 32 đạn tên lửa đã được phóng đi từ bệ phóng M270. Trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003 hơn 450 tên lửa ATACMS đã được bắn đi. Ảnh: Deagel




Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật