Xăng trợ giá “đốt thủng” ngân sách Indonesia

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ phá vỡ một đường dây buôn lậu xăng mới đây ở Indonesia, cho thấy rõ quyết sách trợ giá xăng dầu của các đời chính phủ nước này có thể khuyến khích tiêu cực, tham nhũng.
Xăng trợ giá “đốt thủng” ngân sách Indonesia
Ảnh minh họa

Và đó là bài “thuốc thử” lớn đầu tiên dành cho Tổng thống sắp nhậm chức Joko Widodo.5 người bị bắt ở đảo Batam (bắc Indonesia) sau khi Trung tâm phân tích -báo cáo chuyển khoản tài chính (FREAC) chuyên truy vết tội phạm tài chính của Indonesia phát hiện chúng chuyển khoản 110 triệu USD vào 100 tài khoản ngân hàng từ việc bán xăng trợ giá.

Xăng lậu qua Singapore rồi đến đâu ?
Theo chính quyền Indonesia, việc giá xăng quá rẻ -nhờ chính phủ có chính sách trợ giá xăng-đã dẫn đến nạn buôn lậu xăng trong nhiều năm qua, nhất là ở tỉnh Riau gồm đảo Batam và gần Singapore cùng các tuyến hàng hải quốc tế.
Không thể rõ nguồn xăng lậu này đến đâu, nhưng chắc chắn giá sẽ tăng khi đến tay người mua xăng đổ xe.

FREAC đã dò tìm dấu vết tài chính của những hoạt động mờ ám này, giúp tìm ra chứng cứ sai phạm trong những vụ tham nhũng lớn nhất Indonesia. Họ phát hiện 110 triệu USD trong các tài khoản và năm 2014, chuyển thông tin cho cảnh sát điều tra.

11 trong 100 tài khoản của một phụ nữ được mô tả là một nhân viên cấp thấp trong chính quyền Batam. Cảnh sát nói bà ta bị bắt cùng 4 người khác, gồm em trai bà là chủ một tàu chở dầu 200 tấn dùng để chở hàng lậu.

3 người còn lại là hai nhân viên hợp đồng của hải quân Indonesia và một nhân viên công ty xăng dầu nhà nước PT Pertamina,  là người thu xếp vụ mua xăng trợ giá.

Cảnh sát đang tiếp tục điều tra, đã tịch thu các tài khoản và chiếc tàu. Họ nói bọn buôn lậu hàng tuần đã chuyển từ 20 đến 30 tấn xăng sang một tàu khác, từ năm 2008 đến năm 2013.
Chủ tàu thu tiền ở Singapore, thường là các tờ tiền có mệnh giá 1.000 và 10.000 đô-la Singapore, sau đó ông ta đem về đưa chị cùng đồng bọn ở Batam để chuyển vào nhiều tài khoản.

Tờ tiền 10.000 đô-la Singapore có giá trị khoảng 7.900 USD, là tờ tiền được đưa vào sử dụng  có mệnh giá lớn nhất thế giới, cùng tờ 10.000 đô-la Brunei, cũng in ở Singapore. Tờ tiền 1.000 USD có giá trị 790 USD.

Lãnh đạo FREAC MuhammadYusuf nói tờ tiền có mệnh giá lớn giúp bọn buôn lậu và quan chức tham nhũng dễ chuyển tiền và giấu các khoản chuyển tiền phi pháp. Ích lợi chính của tờ tiền có mệnh giá cao là chuyển khoản số tiền mặt lớn, và ông kêu gọi chính phủ Indonesia cấm sử dụng loại tiền trên.

Người phát ngôn của Ngân hàng trung ương Singapore nói họ có kế hoạch chấm dứt in loại tiền 10.000 đô-la Singapore trong tháng 10, nhưng vẫn cứ để loại tiền này lưu thông. Họ cũng không tính chuyện hủy tờ 1.000 đô-la Singapore.

Ông Yusuf cũng kêu gọi quốc hội Indonesia sắp tới thông qua lật hạn chế chuyển tiền mặt ở Indonesia xuống mức 50 triệu rupiah/4.170 USD/ngày.

Ông cho rằng quốc hội mới sẽ thông qua biện pháp trên, nhằm kéo giảm tham nhũng, từ năm 2015. Ông nói: “Tại sao lại có người chuyển 50 triệu rupiah tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, trong khi chuyển khoản dễ hơn nhiều ? Điều chúng tôi cần nhất là một luật hạn chế chuyển tiền mặt”.
Xăng rẻ hơn chai nước suối
Yusuf, lãnh đạo FREAC  còn nói trong cuộc phỏng vấn của The Wall Street Journal, rằng chính sách xăng trợ giá của chính phủ đã tạo ra cơ hội béo bở cho bọn buôn lậu:

“Xăng trợ giá là mặt hàng tiêu dùng được tìm kiếm nhiều nhất, thu hút người ta buôn lậu tràn lan. Với tôi, cách loại trừ vấn nạn này hiệu quả nhất là xóa chủ trương xăng trợ giá”.

Xăng trợ giá được áp dụng lâu nay, sẽ khiến chính phủ Indonesia phải chi 18 % trong ngân sách, khoảng 350 ngàn tỷ rupiah (29 tỷ USD) trong năm 2014.
Việc chính phủ trợ giá khiến giá một lít xăng đổ xe gắn máy khoảng 6.500 rupiah, tức còn rẻ hơn một chai nước suối và chỉ là một nửa giá xăng đã được trợ giá.

Khoản trợ giá xăng này đã tăng gấp 3 lần trong 4 năm qua, do người dân Indonesia hưởng thụ cơn vùng nổ kinh tế, mua thêm xe ô-tô và xe gắn máy. Họ “ỷ” xăng rẻ đến độ để mở động cơ cháy vài phút rồi mới lên xe.

Nhưng việc trợ giá xăng khiến chính phủ không còn tiền chi cho các dự án cần thiết hơn.

Tuy nhiên, nếu bỏ trợ giá xăng sẽ làm giá nhiên liệu cùng giá các mặt hàng tiêu dùng (từ lương thực đến sản phẩm) tăng mạnh, do phải tính phí vận chuyển.

Quyết định bỏ xăng trợ giá và tăng giá xăng sẽ gây “bão” phản đối nơi người dân.

Đó sẽ là một trong những vấn đề lớn nhất mà tân Tổng thống Widodo sẽ phải đối mặt, khi ông nhậm chức vào tháng 10 tới, thay tổng thống sắp mãn nhiệm  Susilo Bambang Yudhoyono.
Các cố vấn cấp cao của ông đã nói ông Widodo đang xem xét khả năng tăng giá xăng ngay sau lễ nhậm chức.

Ông cũng từng nói với tờ Financial Times,rằng  sẽ chỉ giảm dần nguồn xăng trợ giá, và tiền dôi dư sẽ chuyển cho các chương trình khác để giúp người nghèo, như hệ thống tưới tiêu, trợ giá phân cho nông dân và cải thiện hệ thống giao thông công cộng.

Cái khó là ông sẽ nhận một chiếc ví rỗng khi làm lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Mức thâm thủng ngân sách của Indonesia gần 3 % tổng sản lượng kinh tế trong lúc nguồn thu giảm, sức tăng trưởng kinh tế giảm năm thứ năm liên tiếp trong khi khoản chi trợ giá xăng tiếp tục tăng.

Các nhà đầu tư nước ngoài và nhà kinh tế học đều vận động chính phủ Indonesia hủy chương trình trợ giá, lái nguồn đầu tư vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp để kích thích tăng trưởng và giảm thâm hụt ngân sách.

Hiện chính phủ sắp kế nhiệm đã chịu sức ép. Các quan chức nói những suất hưởng xăng trợ giá có thể cạn vào tháng 12 tới, gây ra sự tăng nhẹ giá xăng tạm thời và tạo bất ổn ngay trong thời gian đầu nhiệm kỳ của ông Widodo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật