Loài cá có khuôn mặt quỷ dữ dưới đáy đại dương

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một loài cá được gọi là chúa tể với thâ‌n hìn‌h lớn, xù xì, nhiều vây ở sống lưng, thô kệch như một tảng đá với lớp da loang lổ màu nâu đỏ, sần sủi, lởm chởm, Da cá mặt quỷ rất dai, có nhiều chiếc vây sắc nhọn, chúng có sức mạnh chất độc khủng khiếp này sống ở những vùng nước cạn nhiệt đới nằm rải rác khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Loài cá có khuôn mặt quỷ dữ dưới đáy đại dương
Cá mặt quỷ

Đó chính là loài cá mặt quỷ hay còn gọi là cá mang ếch, cá mao ếch (Danh pháp khoa học: Synanceia) là một chi cá thuộc họ cá mao mặt quỷ (Synanceiidae), loài điển hình của chi này là Synanceia verrucosa. Đây là loài cá có bề ngoài dữ tợn. Cá mặt quỷ có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi đâm vào thịt nạn nhân là con người, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người khiến vết thương sưng to; huyết áp, nhịp tim, nhịp thở rối loạn…

Cá mặt quỷ có thể sống trên cạn trong một vài ngày trong điều kiện đảm bảo đủ độ ẩm. Chiều dài tối đa của một con cá mặt quỷ có thể lên tới gần 1m, tuy nhiên, ở một số nước như Việt Nam, cá mặt quỷ có kích thước nhỏ hơn, khoảng 20 đến 50 cm, trọng lượng khoảng 1-1,5 kg/con.

Cá mặt quỷ có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết.

Độc tố của cá mặt quỷ có bản chất protein với trọng lượng phân tử có thể đạt tới 15.800 kilodalton. Độc tố này tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người.

Ngay sau khi bị gai vây lưng của cá mặt quỷ đâm phải, vùng vết thương trở nên bầm tím hoặc đỏ, sưng phù, nóng. Nếu vết thương không được chăm sóc tốt sẽ dẫn đến bội nhiễm, thậm chí hoại tử cục bộ.

Trong trường hợp nhiễm độc nặng, nạn nhân có thể bị suy giảm nhịp tim, sốt, co giật, tay chân lạnh, nôn mửa, rối loạn hô hấp hoặc ngất xỉu và có thể t‌ử von‌g. Các triệu chứng nhiễm độc kể trên có thể kéo dài nhiều ngày hay cả tháng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật