Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Nỗ lực tìm đường sống...

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã gặp được Tổng thống Obama. Liệu thế nguy của Ukraine có được giải cứu?
Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Nỗ lực tìm đường sống...
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Mỹ Obama

Thảm cảnh Ukraine

Trước khi nói về chuyến đi của ông Poroshenko, cần phải nói trước về thế của Ukraine và lực của vị Tổng thống "chocolate" này.

Hiện tại, dù cuộc nội chiến ở Ukraine đã ở trong tình trạng ngừng bắn do thỏa thuận đạt được với Nga, nhưng thực tế, chiến sự vẫn nổ ra một cách âm thầm không kém phần khốc liệt giữa Kiev với quân ly khai miền Đông.

Chiến sự vẫn diễn ra, đồng nghĩa với việc cỗ máy chiến tranh vẫn đang vận hành và nó ngốn tiền hàng ngày. Từ khi phát động chiến dịch quân sự hồi tháng 7/2014 cho đến nay, Thủ tướng Ukraine Yatseniuk đã chỉ ra một con số đáng kinh ngạc, Kiev đã đốt mỗi ngày hơn 6 triệu USD. Từ đầu năm 2014, số tiền được cấp cho quân đội gần 4,9 tỷ USD.

Một con số quá lớn với một nền kinh tế đang trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, số tiền bị tiêu tốn này không chứng minh được gì nhiều. Bởi họ không hạ gục được những người ly khai như đã tuyên bố, ngược lại, Kiev đã phải ngồi vào bàn đàm phán với quân ly khai, dưới sự chủ trì của Nga, chứ không phải phương Tây.

Tổng thống Poroshenko đang đối diện với nhiều thứ: một đất nước tan nát, nền kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân cực khổ và sẵn sàng bạo loạn, mùa đông sát gáy và nguy cơ chết rét là rất cao, nội loạn và tranh giành quyền lực... và xem ra Mỹ, EU chỉ đứng ngoài cổ vũ Kiev chứ không chịu viện trợ hay cho vay những khoản khổng lồ như đã hứa.

Trong thảm cảnh đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko được diện kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama. Liệu ông Poroshenko có thể mang lại đường sống cho Ukraine, và cũng là cho chính mình trong chuyến thăm này?

Ukraine đã tự bắn chân mình

Nhìn vào thực tế, Ukraine hiện không đơn thuần là Kiev và ly khai, mà chia năm sẻ bảy rất phức tạp. Ít nhất tại chính trường Ukraine có sự đối đầu của hai phe phái lớn nhất. Một bên là tay Thủ tướng ars‌eny Yatseniuk được phương Tây dựng lên từ ngày lật đổ cựu Tổng thống Yanukovych, bên còn lại là thế lực chính trị mới ra đời từ sau cuộc bầu cử hồi tháng 5/2014 - Tổng thống Poroshenko.

Sự đấu đá này được thể hiện một cách rõ ràng khi bước lên ngôi vị Tổng thống, Poroshenko đã hứa với nhân dân, với nước Nga về việc chấm dứt các hành động quân sự và chỉ sử dụng biện pháp chính trị để giải quyết vấn đề ly khai. Tuy nhiên, Thủ tướng Yatseniuk lại yêu cầu một cuộc chiến tranh tiêu diệt quân ly khai và Quốc hội Ukraine đã ủng hộ điều này.

Khi đó cục diện chủ hòa - chủ chiến được phân định rõ ràng. Tuy nhiên, sau khi tham chiến, Poroshenko đã cho thấy một con người hoàn toàn khác, nó được thể hiện bởi sự khốc liệt của chiến trường miền Đông. Và cũng trong thời gian chiến sự, Poroshenko tranh thủ tìm tới các quốc gia EU qua các chuyến thăm công cán để cầu cạnh sự ủng hộ, hậu thuẫn cho mình.

Quân đội Ukraine ở chiến trường miền Đông Kết quả là tháng 8/2014, Poroshenko giải tán được liên minh cầm quyền của Thủ tướng Yatseniuk, giải tán Quốc hội và chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử vào tháng 10 tới.

Thực tế lần bầu cử mới này là một sự dàn xếp, xác lập quyền lực của chính Poroshenko trên chính trường Ukraine, loại bỏ hoàn toàn bóng dáng của phe đối lập. Và để đảm bảo tính an toàn cho chế độ mới sắp được bầu ra của mình, Poroshenko tiến thêm một bước khi điều tra, bỏ tù một số đầu lĩnh của các binh đoàn tình nguyện tham chiến ở miền Đông, thực tế là của phe cánh hữu, nhằm ngăn chặn khả năng bị lật đổ.

Tuy nhiên, Ukraine đã tự chặn đường về của mình khi lựa chọn sách lược đoạn tuyệt với Nga một cách trực tiếp bằng xi măng, bê tông, dây thép gai. Bức tường vạn lý mà Kiev dựng lên ngăn biên giới với Nga, và cũng là ngăn đôi đất nước với sự chia rẽ đông - tây đã khẳng định không còn một đất nước đồng thuận nữa.

Đặc biệt với quy chế tự trị 3 năm, vậy khi Tổng tuyển cử được diễn ra, những lá phiếu của miền Đông sẽ khó đến những hòm phiếu. Tính hợp pháp của cuộc bầu cử này sẽ dựa vào đâu để căn cứ? Phe đốí lập với Poroshenko hoàn toàn có thể dựa vào điều này để bác bỏ kết quả bầu cử nếu thấy bất lợi.

Liệu Mỹ có cứu Ukraine?

Trong chuyến thăm này của ông Poroshenko với nước Mỹ, câu hỏi đặt ra là Washington sẽ làm gì với Ukraine? Giúp Kiev, chắc chắn sẽ giúp. Bởi ít nhất thì Mỹ cũng đã lên kế hoạch chuyển vũ khí sát thương cho Ukraine. Nhưng có cứu hay không, lại là vấn đề khác.

Rocket phóng loạt của quân ly kha Nhìn vào quyết sách của Poroshenko những ngày gần đây, có thể thấy rằng Thủ tướng Yatseniuk đang mất dần quyền lực, tiếng nói. Ngày mà giải tán liên minh cầm quyền hồi tháng 8/2014, thậm chí Thủ tướng này đã đòi từ chức.

Vai trò của vị Thủ tướng thân NATO, thân EU, thân Mỹ và căm thù Nga đến tận xương tủy này ngày càng mờ nhạt và mất dần vị thế trên chính trường. Giải thích cho điều này chỉ có thể hiểu rằng những thế lực chống lưng đó đã không còn mặn mà gì nữa.

Tin buồn với Yatseniuk nhưng cũng là điềm xấu với Poroshenko. Một kẻ được chính phương Tây tạo dựng còn bị gạt ra rìa khi không mang lại hiệu quả cho các ông chủ Mỹ, EU, thì với ngài Tổng thống toan tính nước đôi, lúc hòa lúc đánh với Nga, liệu phương Tây có dốc sức và tiền bạc để cứu, trong khi phương Tây đang phải tự cứu lấy chính mình khi tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông.

Điều này đã cho thấy toàn bộ cục diện của Ukraine đã ngã ngũ và Ukraine phải tự mình giải quyết việc của mình, phải tự dàn xếp với Nga, tự đối phó với quân ly khai miền Đông, t‌ּự x‌ּử lý mâu thuẫn tranh quyền đoạt lợi ở Kiev.... Với câu hỏi Mỹ có cứu Poroshenko? Có lẽ Mỹ không muốn, hoặc không thể, nhưng sẽ là không cứu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật