Giá trị cốt lõi mà chú Toni Nadal đã dạy dỗ Rafa!

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong số những tay vợt hàng đầu thế giới, Nadal là người duy nhất không bao giờ để mất tự chủ khi thi đấu trên sân.
Giá trị cốt lõi mà chú Toni Nadal đã dạy dỗ Rafa!
Chú cháu Toni Nadal

Federer, Djokovic, Murray và de Potro đều có những phút bốc đồng khi tức tối đập vợt hay buông lời lẽ cay cú nhưng Nadal chưa bao giờ xử sự như thế.

Giá trị cốt lõi mà chú Toni Nadal đã dạy dỗ Rafa ngay từ lúc nhỏ là phải tỏ ra mình là người có giáo dục và tôn trọng tất cả đối thủ của mình. Bài học này đã in sau vào tâm trí của Rafa ngay từ thuở nhỏ khi anh quyết định theo đuổi sự nghiệp quần vợt mặc dù lúc đó anh cũng có năng khiếu về bóng đá. Khi tự nhận xét về bản thân mình, Toni Nadal tỏ vẻ khiêm nhường, từ tốn và lễ độ giống hệt thừa hưởng từ ông. Toni từng nhiều lần khẳng định ông không phải là một huấn viên “quèn”, chẳng qua chỉ gặp may khi dẫn dắt thành công Rafa mà thôi.

Huấn luyện viên “xoàng” Toni Nadal (ông tự nhận mình như thế) đã dạy dỗ cho đứa cháu trai Rafael Nadal trở thành một trong những tay vợt xuất sắc nhất trong lịch sử quần vợt. Toni Nadal đã bộc bạch tâm sự của mình tại cuộc gặp gỡ giữa các huấn luyện viên quần vợt chuyên nghiệp thế giới ở Milan về quá trình dạy dỗ cũng như bí quyết huấn luyện Nadal trở thành tay vợt số 1 thế giới.

Đơn giản

Chú Toni cho rằng tennis chẳng qua là một môn thể thao thuần túy nhưng giờ trở nên rối rắm khi người ta đang cố gắng làm phức tạp nó. “Tennis chẳng qua là một môn thể thao thuần túy. Bạn phải đánh bóng qua phía đối phương nhưng lại chưa thể bộc lộ hết sức mạnh của mình. Không hề có chiến thuật phức tạp hay kế sách tầm cỡ mà đơn giản chỉ là phương pháp phân tích sâu sắc trận đấu mà thôi”, Toni giải thích.

Mặc dù ông thường lắng nghe ý kiến của mọi người nhưng tốt hơn hết là không nên để ý kiến của mọi người làm phức tạp hóa vấn đề. Toni đã dẫn chứng quan điểm của mình qua một sự kiện sau đây. Vào năm 2004, Rafa và Toni đến dự buổi tiệc ở Lyon, Pháp cùng với ông Riccardo Colombini, giám đốc của hãng Nike chuyên về tennis khi vị giám đóc này muốn gặp gỡ tay vợt này công ty ông đã đầu tư rất nhiều tiền của để quảng bá thương hiệu.

Trong bữa tiệc, Rafa ăn hết 2 chiếc bánh pizza trước sự ngạc nhiên của giám đốc Riccardo. Khi vi giám đốc hỏi anh chuẩn bị kế hoạch thi đấu ra sao cho trận đấu sắp tới (tối hôm đó là chủ nhật và Rafa sẽ có trận đấu với tay vợt Pháp Julien Benneteau vào thứ ba) thì chú cháu họ đều trả lời là sẽ đi chơ‌i đ‌ánh golf.

Trong trận đấu vào ngày thứ ba đó, Rafa đã thua trắng 6-3, 6-0 trước Benneteau và thế là công ty Nike đã chỉ trích gay gắt anh không quan tâm đến chế đô ăn uống và xem nhẹ việc thi đấu khi thong thả chơi golf. Ông Toni giải thích những chuyện đó không hề liên quan đến thất bại của cháu mình và chú cháu họ vẫn tiếp tục làm những gì họ thích. Một tháng sau, Nadal thất thủ trước tay vợt Tây Ban Nha Alex Corretja tại giải Madrid Open và lần này thì đến lượt bác sĩ của Liên đoàn Quần vợt Tây Ban Nha phê phán anh đã phung phí sức lực khi đi chơi bóng bàn và bơi lội trước khi thi đấu.

Một tháng sau, Rafa giúp đội tuyển Tây Ban Nha vô địch Davis Cup khi đánh bại đối thủ người Mỹ Andy Roddick và rồi anh trở thành tay vợt số 2 thế giới. Lúc này nhiều ý kiến lại chuyển sang khen ngợi Nadal thích ăn banh pizza, chơi golf, bóng bàn và bơi lội đều là những lựa chọn sáng suốt. Đến lúc này, Toni Nadal mới chứng minh rằng mọi người đang cố làm phức tạp thêm vấn đề mà thôi. Rafa thua trận ở Lyon và Madrid chỉ vì một trong hai lý do đơn giản sau: anh ấy chơi không tốt hoặc là đối thủ giỏi hơn anh.

Thực tế

Tính thực tế cũng là điều mà Toni truyền dạy cho Rafa trên con đường chinh phục ngôi vị số 1 thế giới. Xét rộng ra, đó cũng là một vấn đề liên quan đến sự tôn trọng giữa huấn luyện viên và học trò. Huấn luyện viên nào cũng muốn truyền dạy lời hay lẽ phải cho học trò của mình và họ phải kính cẩn vâng lời người thầy của mình. Nhưng trên thực tế, đó không phải là một vấn đề đơn giản bởi vì các tay vợt thường bỏ tiền ra thuê huấn luyện viên về hướng dẫn mình và ngược lại, huấn luyện viên cảm thấy rất khó nặng lời với “cậu chủ” của mình.

Dù sai đi nữa học trò phải nhất mực tôn kính người thầy của mình. Toni dẫn chứng rằng Rafa không bao giờ dám yêu cầu ông mang vác túi vợt cho anh (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi khán giả vây quanh Nadal và anh không tài nào tự mang túi vợt cho mình).

Câu chuyện mà Toni muốn chia sẻ xảy ra trước trận chung kết giải Monte Carlo vào năm 2006. Đối thủ của Nadal sẽ là Roger Federer và như mọi khi, Rafael đến gặp Toni trước lúc trận đấu bắt đầu để hỏi anh sẽ phải làm những gì trong suốt trận chung kết. Chú Toni ôn tồn bảo: “Roger Federer đánh forehand tốt hơn cháu, cả cú backhand và volley cũng tốt hơn cháu”. Khi Toni chưa kịp nói cú giao bóng của Roger cũng hơn hẳn Rafa thì anh ta liền ngắt lời: “Thôi đủ rồi, chú đang làm cháu mất hẳn sự tự tin”. Nhưng Toni khẳng định với cháu mình: “Chú có thể nói là cháu đánh forehand giỏi hơn Roger nhưng đó là lới dối trá và anh ta sẽ chứng minh tài năng cho cháu thấy. Chú muốn cho cháu nhận ra đâu là sự thật, nhưng chú cũng sẽ chỉ cho cháu cách đánh bại Roger”.

Trách nhiệm

Bên cạnh đó, chú Toni còn muốn Rafa phải nhận thức trách nhiệm của bản thân mình. Toni không bao giờ chấp nhận Rafa đưa ra mọi lời biện hộ nào bào chữa cho thất bại của mình. Thành công của anh chính là kết quả nhãn tiền từ quá trình làm việc cật lực và nguyên nhân thất bại không phải từ sai lầm của huấn luyện viên hay do vợt, ban tổ chức giải đấu hay do tổ chức ATP mà là do chính bản thân mình.

Khi Rafa bắt đầu du đấu khắp nơi thì Toni cũng dẫn dắt một số giải đấu trẻ. Bởi vì những người học trò này thi đấu cùng lúc với Rafa nên chú Toni quyết định đi theo hỗ trợ cho chúng để tránh lời dị nghị rằng ông ưu ái cháu mình hơn. Khi ông trở lại sân đấu của Rafa thì lúc đó anh đang thua thảm hại đến nỗi không giành nổi một điểm. Sau đó Toni mới nhận ra cháu mình đang thi đấu với một cây vợt đã hỏng. Khi Toni chỉ ra Rafa biết điều đó thì anh liền đổi vợt và thay đổi cục diện trận đấu mà tưởng chừng như anh sắp sửa thua cuộc.

Sau trận đấu, chú Toni hỏi Nadal tại sao anh lại không thể nhận ra vợt hỏng mặc dù đã nhiều năm chơi tennis. Rafa ngớ người đáp lại: “Cháu cứ nghĩ mọi việc xảy ra là do bản thân mình. Cháu ngỡ hôm nay mình thi đấu thật kém cỏi chứ có ngờ đầu vợt đã hỏng từ khi nào rồi”. Thói quen đối mặt với thực tế và tự chịu trách nhiệm đã giúp Nadal đoạt được danh hiệu Australian Open đầu tiên vào năm 2009.

Một ngày trước khi diễn ra trận chung kết Australian Open năm đó, Rafa đã nhọc nhằn đánh bại đối thủ đồng hương Fernando Verdasco sau 5 set gay go ở bán kết. Trước đó vài giờ, hai đấu thủ đã vào sân khởi động trước trận đấu. Khi đó Rafael than thở rằng anh cảm thấy nhức đầu và ê ẩm khắp cả người. “Chúng ta sẽ làm gì đây Rafa?“ Toni hỏi. Nadal trả lời không tự tin lắm: “Cháu không thể. Cháu kiệt sức rồi”. Toni phản ứng lại: “Đừng nói với chú là cháu không thể vì sức cùng lực kiệt”. Rafa đáp lại: “Chú nói cứ như dễ dàng lắm”. Toni gay gắt: “Chú biết điều đó không dễ dàng. Nếu dễ thì tự chú sẽ làm lấy rồi”.

Tuy nhiên Rafael không thay đổi thái độ mà vẫn tiếp tục càm ràm về vấn đề sức khỏe của mình. Thế là họ bỏ ngang buổi luyện tập và đi vào phòng thay đồ. Lúc đó Toni nhận thấy Rafa buồn bã nên động viên an ủi: “Bây giờ cháu cảm thấy không khỏe và đến giờ thi đấu cháu cũng không khá hơn. Nhưng không ai có thể giúp được cháu trong lúc này. Chiến thắng Australian Open hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân cháu. Chú chỉ có thể nói là cháu chưa bao giờ có cơ hội cận kề với chức vô địch như bây giờ. Cháu cứ than vãn là mình không còn sực lực nữa. Nhưng hãy tin chú, nếu có kẻ nào chĩa thẳng súng vào người cháu thì tự khắc lúc đó cháu sẽ có sức để bỏ chạy thục mạng. Tất cả đều tùy thuộc vào chàu, Rafa à”.

“Vâng, chúng ta có thể”, câu nói rất nổi tiếng của tổng thống Mỹ Barack Obama trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2008 và trước mỗi tình huống khó khăn, Nadal đều lặp lại câu nói đó để củng cố tinh thần cho mình. Thế là trong trận chung kết Australian Open năm đó, Nadal đã xuất sắc hạ gục đại kình địch Federer để đoạt danh hiệu Australian Open đầu tiên trong sự nghiệp. Vì thế yếu tố tinh thần cũng không kém phần quan trọng như kỹ thuật để quyết định phần thắng trên sân bóng.

Linh hoạt

Toni Nadal tin rằng chơi tennis không chỉ có một cách duy nhất mà phải biết tùy cơ ứng biến. Toni dẫn chứng rằng cách di chuyển khi đánh forehand của Rafa không phải là kỹ thuật ông dạy cho anh ngay từ đầu mà là nảy sinh ra trong hoàn cảnh.

Khi còn thi đấu ở những giải đấu trẻ, Nadal thường có cách cầm vợt và di chuyển theo cách truyền thống khi đánh cú forehand nhưng khi bước vào những giải đấu tầm cỡ thì anh mới nhận ra mình phải đánh trả những cú giao bóng rất mạnh từ đối phương so với những đối thủ cùng trang lứa mà trước đây anh từng chạm trán. Lúc này Nadal phải tự thích nghi bằng cách bước lùi lại để có đủ thời gian chọn điểm tiếp bóng thích hợp, đồng thời sử dụng cú topspin cực xoáy để phản đòn. Kỹ thuật này đã phát huy tác dụng và không có lý do gì anh từ bỏ nó dù cho chú Toni có thích cách di chuyển truyền thống đi nữa.

Toni Nadal rất hài lòng vì đã truyền dạy những bài học cơ bản cho Rafa và giúp anh gặt hái nhiều thành công như ngày hôm nay. Anh đã lập nhiều thành tích vang dội bởi vì anh không có tìm lý do để bào chữa cho thất bại mà cố gắng tìm động lực để vượt qua nghịch cảnh. Điều mấu chốt làm nên thành công của Rafa là chú Toni không chỉ là một huấn luyện viên tận tâm mà còn là một người thầy mẫu mực về nhân cách đạo đức.

Thế mà ông Toni vẫn cứ khăng khăng mình chỉ là một huấn luyện viên “quèn”, chẳng qua may mắn dạy dỗ thành công đứa cháu ngoan Nadal mà thôi. Nhưng khi nghe ông chia sẻ và chứng kiến những gì Rafa thể hiện thì bạn chắc chắn ông ấy đích thực là một huấn luyện viên vĩ đại, một người thầy đức độ và xứng đáng được mọi người ngưỡng vọng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật