5 quan niệm sai lầm về việc chăm sóc “cửa sổ tâm hồn”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rất nhiều người chỉ đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường bất thường, hay đeo kính râm một cách tuỳ tiện mà không nghĩ tới những hậu quả nặng nề khi lựa chọn kính... Đó chính là những “lỗi” về chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” mà rất nhiều người hay mắc phải.
5 quan niệm sai lầm về việc chăm sóc “cửa sổ tâm hồn”
Ảnh minh họa

“Chỉ đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường bất thường”.

Thực tế là rất nhiều người chưa bao giờ đi khám mắt, trong khi đó, hầu hết các bệnh về mắt, như bệnh tăng nhãn áp và thoái hóa võng mạc do cao tuổi (AMD)… thường không có dấu hiệu cảnh báo hay triệu chứng sớm nào cả.

Một số bệnh nếu không được phát hiện sớm, đợi đến khi các dấu hiệu đã rõ rệt, mắt yếu đi thì bệnh đã không chữa lành được nữa, có thể gây mù lòa.

Vì thế, nên khám mắt định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Kiểm tra tổng quát mắt định kỳ dù có hay không có những biểu hiện lạ là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ và sớm phát hiện ra những bệnh tật về mắt để từ đó có những định hướng và điều trị kịp thời.

“Máy tính có thể gây tổn thương cho mắt”.

Trên thực tế màn hình máy tính không gây bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào cho thị giác, cảm giác mệt mỏi của mắt lại là do chính bạn gây ra.

Đó là do trong thời gian làm việc bạn chớp mắt quá ít, không uống đủ nước, thậm chí suốt mấy tiếng đồng hồ không cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nhắm mắt lại hoặc phóng tầm mắt ra xa.

Do đó, điều chính thói quen sinh hoạt lành mạnh mới là chìa khóa giúp giảm tối đa những rắc rối về mắt khi phải làm việc nhiều với máy vi tính hay các thiết bị điện tử khác.

“Đeo kính vừa vặn và hợp thời trang là được”.

Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và có thể gây nên những hậu quả nặng nề khi lựa chọn kính.

Từ trẻ em cho đến người cao tuổi đều cần phải đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng gắt và đeo kính thuốc theo sự tư vấn và chỉ định của bác sỹ. Việc đeo kính áp tròng tùy tiện không có bác sĩ mắt theo dõi có thể gây nhiều bệnh viêm ở mắt, kéo theo nhiều nguy cơ khác nữa.

Tia UV có thể làm tăng nguy cơ của tổn thương các bộ vi xử lý AMD và đục thủy tinh thể ở mọi độ tuổi. Vì thế, khi lựa chọn kính râm, bạn cần quan tâm đến chỉ số SPF để chống lại hai tia cực tím UVA và UVB. Loại kính đảm bảo phải có chỉ số SPF trên mức 30. Nên chọn kính vừa vặn với khuôn mặt và không nên tháo kính đột ngột khi ra nắng.

“Thị lực giảm theo tuổi tác”

Nhiều bộ phận trong c‌ơ th‌ể lão hoá nhanh nhưng riêng mắt không hẳn sẽ kém đi theo tuổi tác.

Đa phần việc mất thị lực có thể được ngăn chặn nếu các bệnh về mắt được phát hiện sớm và được chữa trị đúng cách.

Tập thể dục, ăn uống lành mạnh và tập các thói quen tốt sẽ giúp bảo vệ thị lực của bạn khi bạn đã có tuổi.

“Chỉ cần ăn uống nhiều chất bổ dưỡng cho mắt là đủ”

Chế độ ăn của phần lớn chúng ta đang bị thiên lệch về dinh dưỡng, hơn nữa, không phải ai cũng có am hiểu sâu sắc về những thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, cũng như biết cách chế biến sao cho giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho mắt có trong thực phẩm đó.

Vì thế, bên cạnh duy trì một chế độ ăn giàu dưỡng chất cho mắt là các loại rau xanh đậm, của quả màu đỏ, cam vàng hay tôm, cá và các loạt thịt, bạn cũng nên tham khảo việc bổ sung một số loại thuốc bổ mắt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật