Công thức pha cà phê từ đậu nành và hó‌a chấ‌t

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Đắk Lắk - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết hiện tại rất nhiều cơ sở chế biến cà phê không bảo đảm chất lượng hoặc cà phê giả. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Công thức pha cà phê từ đậu nành và hó‌a chấ‌t
Ảnh minh họa

Sau nhiều năm chế biến cà phê từ đậu nành, bắp và các loại hó‌a chấ‌t để cung cấp cho các quán cà phê nhỏ, anh Đ. (ngụ TP Buôn Ma Thuột) quyết định bỏ nghề vì cho rằng “làm mãi như thế thất đức lắm”.

Anh tâm sự: Thật ra, để làm được cà phê “bẩn” còn khó hơn cả cà phê “sạch”. Cà phê “sạch” thành phần chủ yếu là cà phê, còn cà phê “bẩn” do hàm lượng cà phê rất ít hoặc không có nên người sản xuất phải cho các phụ phẩm theo tỉ lệ nhất định mới giống cà phê.

“Trước đây, cà phê bột chỉ có khoảng 10% thành phần là cà phê, còn lại là đậu nành, bắp và hó‌a chấ‌t. Làm cà phê “bẩn” cũng phải có “thương hiệu”, như độ sệt, độ bọt, độ đắng phải luôn ở một mức độ nhất định bằng hó‌a chấ‌t mua sẵn, để tăng độ sệt thì cho vào đó một ít keo chống thấm trong xây dựng. Dù hó‌a chấ‌t cho vào cà phê “bẩn” với tỉ lệ rất nhỏ nhưng nếu cứ vào c‌ơ th‌ể lâu ngày thì sẽ tổn hại sức khỏe, thậm chí gây ung thư” - anh Đ. cho biết.

Theo chỉ dẫn của anh Đ., chiều 12/9, chúng tôi đến một số cửa hàng chuyên cung cấp các loại hó‌a chấ‌t để chế biến cà phê tại Buôn Ma Thuột.

Theo người bán tại một cửa hàng trên đường Hoàng Diệu, loại tạo sệt có giá 95.000 đồng/kg, loại tạo đắng có giá 190.000 đồng/kg. Hai loại chất này rất mịn, loại tạo sệt có màu đen, loại tạo đắng có màu vàng đậm, đựng trong túi ni-lông không nhãn mác.

Cũng theo người bán hàng, 2 loại chất này có thể dùng trong quá trình chế biến cà phê hoặc cho vào cà phê đã pha với hàm lượng rất nhỏ để tạo độ đắng và độ sệt.

Theo chủ một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn ở tỉnh Đắk Lắk, hiện sản phẩm cà phê bột của doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu chứ không cạnh tranh nổi trong thị trường nội địa. Nguyên nhân là sản phẩm cà phê bột của doanh nghiệp có hàm lượng cà phê khoảng 80% nên giá bán cao hơn, không đắng và sệt so với các loại cà phê mà các quán thường dùng.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật