Thổ Nhĩ Kỳ không dám mua tên lửa TQ dù được ‘mời gãy lưỡi’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đang tiến hành thảo luận với các nhà thầu vũ khí khác để mua hệ thống phòng thủ tên lửa thay vì mua của Trung Quốc như tuyên bố trước đó.
Thổ Nhĩ Kỳ không dám mua tên lửa TQ dù được ‘mời gãy lưỡi’
Ảnh minh họa

Reuters dẫn lời bình luận của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trên kênh truyền hình NTV cho hay nước này đang cân nhắc lại quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của Trung Quốc như thông báo trước đây. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn đặt mua một hệ thống tên lửa đất đối không làm nhiệm vụ phòng thủ và sẵn sàng chi 4 tỷ USD cho dự án này.

Hồi tháng 9/2013, tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ ưu tiên hàng đầu trao bản hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa cho Tập đoàn Xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMEIC), đã khiến nhiều quan chức NATO lo ngại. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn cân nhắc lựa chọn đối tác tham gia thương vụ mua bán khí tài này với công ty liên doanh Eurosam của Pháp – Ý và tập đoàn Raytheon của Mỹ.

Tuy nhiên, CPMEIC hiện đang nằm trong danh sách chịu lệnh trừng phạt của Washington do bị nghi ngờ bán vũ khí cho Iran và Triều Tiên cùng một số quốc gia khác. Ngoài ra, giới chức Mỹ còn lo ngại về mối đe dọa an ninh ngày càng lớn khi một hệ thống tên lửa Trung Quốc được tích hợp với mạng lưới kiểm soát và điều hành của NATO.

Sau khi, Thổ Nhĩ Kỳ công bố CPMEIC giành được bản hợp đồng trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng khẳng định chính phủ Mỹ "vô cùng lo lắng về việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận mua bán hệ thống phòng thủ tên lửa với một công ty đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ bởi nó không phù hợp với toàn bộ hoạt động của các hệ thống NATO cũng như khả năng phòng thủ tập trung".

Tuy nhiên, bất chấp thông báo hồi tháng 9/2013, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn "bật đèn xanh" ám chỉ rằng quyết định về thương vụ mua bán khí tài vẫn chưa được chốt. Do đó, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã tái nhóm họp hồi tháng Năm và đang cân nhắc trao cơ hội cho công ty Eurosam liên doanh giữa Pháp – Ý.

"Các cuộc thảo luận của chúng tôi với đối tác Pháp vẫn đang diễn ra", Tổng thống Erdogan khẳng định quá trình bàn thảo với công ty Trung Quốc cũng đang được thực hiện song hành.

Một số nhà phân tích nhận định chính sức ép chính trị từ phía NATO đã buộc Thổ Nhĩ Kỳ xem xét lại việc nên hay không bắt tay với các công ty Trung Quốc. Ngoài ra, NATO cũng sẽ từ chối đưa hệ thống phòng thủ tên lửa do Trung Quốc sản xuất được Thổ Nhĩ Kỳ mua, tích hợp với mạng lưới của NATO. Rõ ràng, yếu tố chính trị và tài chính đã chi phối những toan tính của phía chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, điều dễ hiểu là Ankara đã thay đổi so với quyết định ban đầu.

Ngay khi Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên tuyên bố ưu tiên trao bản hợp đồng mua bán hệ thống phòng thủ tên lửa cho CPMEIC, chia sẻ với The Diplomat, ông Aaron Stein, nhà quản lý chương trình phi lợi nhuận tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đối ngoại tại Istanbul cho biết ông tin rằng Trung Quốc đã giành chiến thắng bởi Bắc Kinh sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cho phép Thổ Nhĩ Kỳ được đồng sản xuất.

Việc cùng tham gia hợp tác sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa với Trung Quốc là một phần trong chiến lược tiến tới xây dựng ngành quốc phòng nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giúp Ankara chiếm được nhiều ưu thế.

Ông Stein nhấn mạnh "Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đặt ra yêu cầu lớn về chuyển giao công nghệ" và đây là lý do các công ty của Mỹ bị thất thế trong cuộc đua giành bản hợp đồng.

Tuy nhiên, hiện nay, CPMEIC dường như vẫn chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn đồng sản xuất được phía Thổ Nhĩ Kỳ đề ra. Bởi Tổng thống Erdogan từng tuyên bố: "Một số bất đồng đã nảy sinh với Trung Quốc trong các cuộc thảo luận về việc cùng tham gia sản xuất cũng như phương pháp sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa. Đối với chúng tôi, cùng tham gia sản xuất là việc vô cùng quan trọng".

Do đó, nếu Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu đồng sản xuất hệ thống tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ chuyển sang lựa chọn đối tác khác thay vì tiếp tục bắt tay với Bắc Kinh.

Song, ngay cả khi nhiều bản tin cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi lựa chọn khác thay vì toàn tâm toàn ý với Trung Quốc, điều này không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh hoàn toàn mất cơ hội giành được bản hợp đồng.

Như nhà phân tích Denise Der chia sẻ với The Diplomat hồi tháng Năm, thương vụ mua bán với CPMEIC thu hút Thổ Nhĩ Kỳ trên 2 phương diện bao gồm giá cả (khoảng 3,4 tỷ USD, nằm trong giới hạn ngân sách) và cả năng lực hoạt động. Do đó, nếu Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt được bước tiến mới trong thỏa thuận tham gia cùng sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa, Ankara sẽ tiếp tục hợp tác với CPMEIC bất chấp sự phản đối của NATO.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật