Cuộc sống khắc nghiệt trong trong trại trẻ Nhật

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại các cơ sở từ thiện nuôi trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi ở Nhật có những cuộc tranh giành, bắt nạt hoặc B.H và phần thắng lúc nào cũng thuộc về các anh chị lớn.
Cuộc sống khắc nghiệt trong trong trại trẻ Nhật
Những đứa trẻ trong các trung tâm từ thiện được xem là đang phải sống trong cảnh tù túng, bị bắt nạt, B.H và chịu định kiến xã hội. Ảnh: BBC.

Masami Noguchi giống bất cứ nữ sinh Nhật Bản điển hình nào khi có những sở thích như nghe nhạc, gấp giấy origami, chơi cầu lông và thích ăn cơm cà ri. Em là một trong hàng nghìn trẻ em Nhật có nhiều năm sống trong trung tâm từ thiện.

Ba tuổi, Masami được gửi vào một cơ sở từ thiện do chính phủ điều hành sau khi ông ngoại đâm chết mẹ em. Từ đó, cô bé trải qua 9 năm chịu đựng cuộc sống thiếu thốn tình cảm gia đình và cuộc chiến sinh tồn trong trung tâm do chính phủ điều hành.

Theo Masami, nơi cô ở có những luật lệ rất nghiêm khắc. Cô không bao giờ được phép rủ bạn học đến chơi. Thậm chí, Masami còn không được ra ngoài tự do nếu có tiền và muốn mua thứ gì.

"Nhân viên ở đấy rất ghê gớm. Tôi không được trái lệnh các anh chị lớn hơn. Những em nhỏ thường bị bắt nạt, trong đó có tôi. Nhân viên sẽ đánh chúng tôi nếu vi phạm. Ở trung tâm, luôn có các cuộc tranh giành thức ăn và những đứa trẻ bé hơn thường bị mất đồ ăn", BBC dẫn lời Masami nói.

9 năm trôi qua vớiMasami như một cơn ác mộng nhưng giờ, cô bé cảm thấy mình là một trong số những người may mắn nhất. Cách đây hơn 4 năm, Masami được chuyển từ trung tâm từ thiện sang hệ thống cha mẹ nuôi, nơi em có một cuộc sống gia đình bình thường.

"Giờ, tôi có phòng riêng. Chẳng ai bắt nạt tôi nữa. Ở trung tâm, tôi chưa bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra sắp tới vì chẳng khi nào cảm thấy an toàn", Masami chia sẻ.

Đau lòng

Gần 90% trong số 39.000 trẻ em đang sống trong những cơ sở từ thiện của chính phủ thay vì các gia đình, Tổ chức theo dõi Nhân quyền cho biết trong một bản báo cáo công bố hồi đầu năm nay. Tỷ lệ này ở Nhật Bản là cao nhất trong số các quốc gia công nghiệp, báo cáo trên cảnh báo. Cứ 10 em nhỏ thì có một em được sống trong môi trường gia đình qua hệ thống cha mẹ nuôi tạm thời hoặc được nhận làm con nuôi. Hàng chục nghìn trẻ em Nhật đang phải sống trong cảnh tù túng, bị bắt nạt, B.H và chịu định kiến xã hội.

Miêu tả tình trạng đó ở Nhật Bản là "sự đau lòng", giám đốc tổ chức về nhân quyền trên, Kanae Doi, cho rằng việc chính phủ xây dựng chính sách dựa trên các yêu cầu của những tổ chức chăm sóc trẻ, hơn là dựa trên quyền được có gia đình của các em. "Quyền của trẻ bị đặt dưới các ưu tiên khác", bà nói.

Theo chính sách, số tiền mà mỗi trung tâm bảo trợ trẻ em nhận được dựa trên số lượng trẻ có mặt ở đó. Điều này dẫn đến thực tế là các trung tâm thường khuyên các cha mẹ ruột mà muốn bỏ con thì hãy đưa vào trung tâm, chứ không tìm cha mẹ nuôi cho chúng. Trung tâm cũng ngần ngại khi phải tham gia vào quá trình mất nhiều thời gian và nhạ‌y cả‌m trong việc đi tìm và thu xếp bố mẹ nuôi.

Hậu quả đối với việc sống trong trung tâm lên các em có thể bao gồm sức khỏe yếu, kém phát triển và tổn T.Tâm lý kéo dài.

Ý tưởng nhận nuôi một đứa trẻ không phải con mình chưa phổ biến với người Nhật.

Kevin Browne, giáo sư của Đại học Nottingham, cho biết trong báo cáo của Tổ chức theo dõi Nhân quyền có tựa đề "không có giấc mơ" rằng, thậm chí sự chăm sóc của các cơ sở từ thiện "chất lượng tốt" cũng tác động không tốt đến khả năng tạo dựng các mối quan hệ trong suốt cuộc đời đứa trẻ.

Bản báo cáo dày 119 trang kêu gọi một cuộc cải tổ lớn đối với hệ thống chăm sóc trẻ của Nhật Bản bao gồm cả việc đóng cửa tất cả trung tâm và ưu tiên việc cho các gia đình nhận nuôi hay tổ chức cha mẹ nuôi tạm thời.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho hay đang tiến hành những bước đi tích cực để tăng tỷ lệ cha mẹ nuôi tạm thời đối với những em không sống cùng cha mẹ ruột.

"Hiện tại, 90% trẻ em sống trong những cơ sở phúc lợi, trong khi chỉ có 10% sống cùng cha mẹ nuôi tạm thời. Mục tiêu của chúng tôi cho nhiều thập kỷ tới là cân bằng việc phân bổ trẻ em", người phát ngôn của bộ trên nói.

Mika Hobbs, 48 tuổi, mẹ nuôi của Masami, cho rằng ở Nhật Bản, dường như có một mặc định rằng, những đứa trẻ mồ côi sẽ ở trong các trung tâm từ thiện và ý tưởng nuôi một đứa trẻ của người khác không được xem là chưa phổ biến với nhiều người Nhật.

"Bọn trẻ tham gia vào nhiều hoạt động ở nhà trường, địa phương hay thể thao. Chúng tôi có thể nhìn thấy chúng phát triển trước mắt mình. Tuy nhiên, chúng vẫn cảm thấy bị định kiến vì từng sống trong trung tâm từ thiện", bà Mika cho hay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật