Vụ phẫu thuật nhân đạo “chui” ở Khánh Hòa: Chết người mới lòi cả “mớ”… lộn xộn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lại có thêm 3 đứa trẻ vô tội ở Khánh Hòa bị chết oan bởi sự “tham lam” của một trung tâm hoạt động không phép dưới vỏ bọc “từ thiện”. Điều đáng nói là trung tâm này với tên gọi Trung tâm Nghiên cứu - Hỗ trợ phẫu thuật Nụ cười (OSCA) nằm giữa Hà Nội nhưng địa bàn hoạt động mở rộng ra nhiều địa phương.
Vụ phẫu thuật nhân đạo “chui” ở Khánh Hòa: Chết người mới lòi cả “mớ”… lộn xộn
Người mẹ này đã mất đứa con sau khi đặt niềm tin vào đoàn phẫu thuật nhân đạo để “tìm lại nụ cười“ cho con.

Đến khi gây chết người mới hay OSCA hoạt động không phép nhiều năm qua, đã tổ chức phẫu thuật cho gần 3.000 trẻ em bị dị tật khe hở môi - hàm ếch ở nhiều địa phương và cơ quan chức năng đã vô tình tiếp tay cho sự trái phép đó.

Tranh cãi về chứng chỉ hành nghề của ông giám đốc OSCA

Mới đây, trả lời báo giới, đại diện Sở Y tế Hà Nội đã khẳng định, OSCA không có chức năng khám chữa bệnh. Trung tâm này chưa hề làm thủ tục xin cấp phép khám chữa bệnh và cũng không có tên trong danh sách cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội. OSCA chỉ được hoạt động theo phạm vi đăng ký trong giấy chứng nhận của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội. OSCA không có cơ quan tổ chức quản lý mà người đứng đầu là cá nhân ông Phạm Văn Ái. Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội cho phép OSCA hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ chấn thương, chỉnh hình... Đây là những hoạt động có điều kiện theo quy định của Pháp Luật, trước khi thực hiện, trung tâm phải được cơ quan thẩm quyền cấp phép là Sở Y tế Hà Nội.

Tưởng câu trả lời này của Sở Y tế Hà Nội đã khá rõ ràng nhưng ông Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa lại nói mập mờ rằng: “Cần phải xác định lại giấy phép của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội cấp cho OSCA có đủ điều kiện để tổ chức hành nghề khám chữa bệnh hay không?”. Sao lại phải xác định lại khi mà quy định của Bộ Y tế đã rất rõ ràng, hành nghề khám chữa bệnh phải tuân thủ theo các quy định của Bộ Y tế. Xưa nay, Sở Khoa học - Công nghệ không hề có chức năng cấp phép cho khám chữa bệnh(!?)

Lại thêm một điều khó hiểu nữa khi ông Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nói rằng: “Ông Phạm Văn Ái - Giám đốc Trung tâm OSCA không trực tiếp tham gia phẫu thuật mà đứng ra tổ chức nên việc ông có chứng chỉ hành nghề hay chưa không liên quan”. Rất rõ ràng là, theo quy định phẫu thuật nhân đạo: Người hành nghề khám chữa bệnh nhân đạo phải có chứng chỉ hành nghề, cơ sở khám chữa bệnh hay trung tâm phẫu thuật nhân đạo phải được cấp phép hoạt động do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Vậy mà việc ông Ái  có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh hay không đến lúc này Bộ Y tế trả lời: Chờ kết quả điều tra, trong khi đó là việc làm quá dễ dàng đối với Bộ Y tế!?

Để giải thích rõ hơn về việc này, Sở Y tế Hà Nội cho biết, vào cuối tháng 4.2011, thẩm mỹ viện Hà Nội của ông Phạm Văn Ái hành nghề “chui” đã làm một nữ khách hàng t‌ử von‌g khi phẫu thuật nâng ngực. Ngay sau đó, ông Phạm Văn Ái bị khởi tố về hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Tuy nhiên, do có thỏa thuận với gia đình nạn nhân nên ông Phạm Văn Ái không bị khởi tố Hình Sự. Mặc dù không bị khởi tố nhưng do vi phạm quy trình trong khám chữa bệnh nên cho đến nay, ông Phạm Văn Ái vẫn chưa được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề. Nếu OSCA chỉ có duy nhất một mình ông Ái là người đứng đầu thì việc Trung tâm OSCA mở ra để khám chữa bệnh, phẫu thuật hiển nhiên là hoạt động “chui”. Vậy tại sao, đại diện của Bộ Y tế vẫn chưa dám trả lời thẳng câu hỏi: Ông Ái có đủ cơ sở pháp lý để đảm nhiệm chức vụ và thực hiện phẫu thuật chương trình này hay không?

Ông Phạm Văn Ái - Giám đốc Trung tâm OSCA.

OSCA “qua mặt” cơ quan quản lý

Vì sao OSCA không hề có giấy phép hành nghề phẫu thuật, khám chữa bệnh nhưng Sở Y tế Khánh Hòa vẫn cấp phép trung tâm này triển khai phẫu thuật nhân đạo trên địa bàn? Có phải Sở Y tế Khánh Hòa đã không kiểm tra, giám sát, thẩm định chặt chẽ giấy phép hành nghề của OSCA theo quy định nên đã “nhắm mắt” cấp phép cho OSCA? Theo giải trình của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, hồ sơ xin cấp phép của OSCA được gửi đến từ tháng 7 có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội và các bác sĩ của OSCA đều có chứng chỉ hành nghề nhưng chưa đầy đủ nên đã yêu cầu bổ sung. Đến ngày 21.8, OSCA bổ sung hồ sơ.

Ngày 22.8, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cấp phép thì đó cũng là ngày mà đoàn phẫu thuật bắt đầu khám sàng lọc để ngày 23.8 phẫu thuật và gây ra cái chết T.Tâm cho 3 đứa trẻ. Có thể thấy, việc xin phép của OSCA những lắt léo, còn Sở Y tế Khánh Hòa đã chưa làm hết trách nhiệm. Thế nhưng ông Nguyễn Trọng Khoa vẫn kết luận: Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cấp phép cho Đoàn phẫu thuật từ thiện tại đây là đúng!?. Càng mập mờ hơn khi ông Khoa khẳng định: “Nói OSCA có sai phạm trong việc tổ chức chương trình phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ em tại Khánh Hòa không hẳn đã đúng”. Những tưởng câu chuyện phẫu thuật nhân đạo “chui” của OSCA đã rõ ràng, nhưng cách trả lời lấp lửng của người đại diện Bộ Y tế khiến cho dư luận càng thêm hoài nghi về việc Bộ Y tế đang cố che đậy một sự thật nào đó?

Một giáo sư có uy tín trong ngành y đã đưa ra lời cảnh báo rất đáng lo ngại, đó là hiện nay một số tổ chức mang danh nhân đạo, từ thiện đang kiếm tiền trên những đứa trẻ tật nguyền. Mà những người đứng đầu các tổ chức đó chính là những người thầy thuốc hoặc mượn danh thầy thuốc. Lời cảnh báo này có thể đúng khi vụ việc của OSCA vỡ lở đã có thông tin cho rằng, trước mỗi đợt phẫu thuật nhân đạo, Trung tâm OSCA thường xin tài trợ và được các nhà hảo tâm hỗ trợ từ 10 - 15 triệu đồng đối với mỗi ca phẫu thuật, nhưng trên thực tế chi phí cho mỗi trường hợp chỉ khoảng 5 triệu đồng n

Mổ xẻ về trách nhiệm của sự cố 3 đứa trẻ chết oan, có vẻ như Bộ Y tế, Sở Y tế Khánh Hòa đổ hết tội lên Trung tâm OSCA. Việc Sở Y tế Khánh Hòa đồng ý cho Trung tâm OSCA thực hiện phẫu thuật miễn phí trên địa bàn khi không có giấy phép hành nghề phẫu thuật của Sở Y tế Hà Nội là phải chịu trách nhiệm. bệnh viện 87 là đơn vị cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế để thực hiện phẫu thuật cũng không thể “vô can”.

Vội vã xây dựng thông tư

Sau khi 3 đứa trẻ chết do phẫu thuật nhân đạo mới hay Bộ Y tế chưa có những quy định cụ thể khám chữa bệnh nhân đạo. Ngay sau đó vài ngày, Bộ Y tế đã vội vã xây dựng và hoàn tất dự thảo thông tư hướng dẫn về khám chữa bệnh nhân đạo, hướng dẫn Luật khám chữa bệnh 2009. Theo đó, khám chữa bệnh nhân đạo yêu cầu phải miễn phí 100% kể cả tiền thuốc, nhằm tránh các biến tướng lợi dụng khám bệnh nhân đạo nhưng thực tế là bán thuốc giá cao, hoặc lợi dụng đi khám bệnh nhân đạo để quảng cáo thuốc và thiết bị y tế…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật