Kí ức kinh hoàng sau thảm kịch con tin đẫm máu ở Nga

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thảm kịch kết thúc đẫm máu vào ngày 3/9/2004, khi lực lượng đặc biệt Nga tấn công giải cứu con tin trong tay những tên khủ‌ng b‌ố tấn công Trường Tiểu học số 1 tại thị trấn Beslan, Bắc Ossetia. Hơn 300 người thiệt mạng, trong đó có rất nhiều trẻ em. 31 kẻ bắt cóc cũng bị quân đặc nhiệm hạ sát, duy chỉ có một kẻ sống sót, kẻ đó là Nur-Pashi Kulayev.
Kí ức kinh hoàng sau thảm kịch con tin đẫm máu ở Nga
Tất cả các em học sinh trong bức hình đều thiệt mạng sau vụ bắt cóc con tin trong 3 ngày (từ 1 - 3/9/2004) tại trường số 1.

Nhiếp ảnh gia tài liệu nổi tiếng Diana Markosian đã tìm gặp những người sống sót sau vụ khủng hoảng con tin trường số 1 tại thị trấn Beslan, nước Cộng hòa Bắc Ossetia thuộc Nga, để thực hiện bộ ảnh về nạn nhân, di vật và những mất mát không thể bù đắp. Markosian đã tới khu mộ của các nạn nhân và thấy những bức tranh do các em học sinh sống sót vẽ. Theo Markosian, những bức tranh ẩn chứa nhiều ý nghĩa mà các bức ảnh của cô không thể lột tả. Các em vẽ hình ảnh cha, người đầu tiên bị bọn khủ‌ng b‌ố bắn chết, sau đó ném xác ra ngoài cửa sổ và để mặc dưới ánh nắng mặt trời.

10 năm trước, Medina Pukhaeva, 11 tuổi, cùng gia đình tới dự lễ khai giảng.

Khi những loạt đạn đầu tiên vang lên, Zarina Albegava, lúc ấy mới 11 tuổi, lầm tưởng đó là âm thanh của pháo hoa. “Cháu không muốn nhớ lại”, Albegava từ chối nhắc tới sự kiện 10 năm trước vì hẳn rằng đó đều là những ký ức kinh hoàng nhất trong cuộc đời em. Albegava và em gái Zalina cùng khoảng 1.100 người khác bị bắt làm con tin vào đúng lễ tựu trường của các học sinh trường số 1. Zalina nằm trong số 334 nạn nhân thiệt mạng. Hơn một nửa trong số đó là trẻ em.

Các nạn nhân không thể ngờ rằng, họ chính là đối tượng của vụ bắt cóc con tin kinh hoàng do 32 tay súng thuộc tiểu đoàn Riyadus-Salikhin của phong trào ly khai Chechnya thực hiện. Pukhaeva đã thiệt mạng sau vụ nổ thứ hai vào ngày 3/9.

Diana Agayeva bị bắt làm con tin khi em 7 tuổi. Cô bé từng hồn nhiên hỏi: “Kẻ khủ‌ng b‌ố là người tốt phải không mẹ?”. Những kẻ bắt cóc đã dồn các con tin vào một phòng thể dục và gài chất nổ xung quanh. Họ không có thực phẩm hay nước uống trong ba ngày bị giam cầm. Ngày 2/9, nhóm khủ‌ng b‌ố lớn tiếng yêu cầu Nga rút quân khỏi Chechnya. Ngày 3/9, lực lượng Nga đã đột kích vào tòa nhà sau một vụ nổ. Sau màn đấu súng kinh hoàng, cảnh sát chỉ có thể bắt giữ một trong 32 kẻ khủ‌ng b‌ố. Hiện tên này lĩnh án chung thân.
Alex Badoyev, 17 tuổi, đứng giữa căn phòng, nơi các tay súng đã bắn chết cha của em. Badoyev và cha mẹ nằm trong số 1.100 con tin của vụ bắt cóc. Những kẻ khủ‌ng b‌ố đe dọa chúng sẽ làm nổ tung trường học nếu cảnh sát cố gắng tiếp cận vào bên trong tòa nhà. Chúng đặt các em học sinh lên trên cửa sổ như lá chắn sống và nói rằng, chúng sẽ giết 50 con tin nếu một thành viên của nhóm mất mạng và 20 con tin cho mỗi kẻ bị thương. Một người đàn ông đã bị bắn chết trong phòng thể dục, ngay trước mặt các em học sinh, sau khi ông cố thương lượng với những kẻ khủ‌ng b‌ố và trấn an những người cùng cảnh ngộ.
“Nếu chị biết chúng ta không thể chạy trốn, chị đã ôm em thật chặt trong những ngày cuối cùng ở bên nhau. Nhưng chị đã không làm được điều đó. Chị xin lỗi”, trích dòng nhật ký đẫm nước mắt của Khristina Tsgoeva, người đã mất em gái vào ngày thứ ba của vụ bắt cóc.
Alyenka Tskaeva, 10 tuổi và anh trai Makhtar Tskaev, 13 tuổi, là những nạn nhân may mắn sống sót. Người ta đã tìm thấy th‌i th‌ể cháy xém của người mẹ bên trong phòng thể dục. Tay của bà vẫn còn bám chặt lấy đứa con lớn.
Những gương mặt thất thần của các con tin. Họ đã phải trải qua những giờ phút khủng hoảng tinh thần trầm trọng nhất. Dù bác sĩ nổi tiếng Leonid Roshal hay ông Mikhail Gutseriev, người đứng đầu công ty lọc dầu RussNeft, đã cố gắng thương lượng với những kẻ khủ‌ng b‌ố, song chúng thẳng thừng từ chối và tiếp tục đe dọa tính mạng các con tin.
Bà Aneta Gadiyeva, 51 tuổi, và con gái Milena Dogan, 11 tuổi, là nạn nhân của vụ khủng hoảng con tin 10 năm trước. Những kẻ bắt cóc đã phóng thích bà Gadiyeva và Dogan, khi ấy còn là một đứa trẻ, trong khi chúng giết chết Alana, con gái lớn của bà tại phòng thể dục.
Người ta tìm thấy một áo sơ mi dính máu sau vụ tấn công kinh hoàng. Chính phủ Nga đã huy động các lực lượng tinh nhuệ gồm công an, quân đội và triển khai súng phun lửa Shmel cùng hai xe tăng T-72 trong nỗ lực chống những kẻ khủ‌ng b‌ố.
Bức tường với nhiều lỗ đạn. Sau hàng chục giờ thương lượng và đấu súng với nhóm bắt cóc, tối hôm 3/9, lực lượng an ninh đã giành quyền kiểm soát khu vực. Tuy nhiên, ba ngày bị giam giữ và nỗ lực giải cứu bất thành đã khiến 334 người với hơn một nửa là trẻ em thiệt mạng.
9 học sinh lớp 6 của cô giáo Kambulatovna đã thiệt mạng sau vụ khủng hoảng con tin.
Cô bé Amina Kachmazova, 17 tuổi, bị hỏng một mắt sau vụ nổ thứ hai.

Tròn 10 năm trước, ông Yuri Aylerov, 50 tuổi và vợ ông, bà Rafa, 48 tuổi, háo hức đưa con gái Svetlana (lúc đó 10 tuổi) tới tựu trường ngày 1/9. Họ không ngờ rằng, chỉ hai ngày sau đó, họ đã mất con gái mãi mãi.

Những điều ước của em Alina Galayeva (1989 -2004), gồm mong muốn giành điểm số vàng khi kết thúc kỳ học, sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực.

Phòng riêng của Oksana Kokova, 15 tuổi, vẫn không thay đổi sau khi cô bé qua đời.
Ngôi mộ của em Aslan Shavlakhov (1998 -2004) đặt tại nghĩa trang tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng hoảng con tin tại trường số 1.

Chân dung các nạn nhân của vụ khủ‌ng b‌ố con tin. Người ta đã lập một đài tưởng niệm tạm thời. Họ đặt hoa hoa và những con thú bông để tưởng nhớ tới những người xấu số. 10 năm đã trôi qua nhưng ký ức kinh hoàng về vụ bắt cóc con tin vẫn luôn ám ảnh tâm trí người dân thị trấn Beslan vốn yên bình.

Cuộc bao vây và tấn công trường số 1 là vụ tấn công khủ‌ng b‌ố đấm máu nhất tại Nga. Trong số 334 người chết, 185 nạn nhân là trẻ em. “Quan niệm thời gian chữa lành các vết thương sẽ không đúng với các gia đình nạn nhân. Liệu thời gian có làm được điều đó? Câu trả lời là không”, nhiếp ảnh gia Markosian trăn trở.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật