Nga thêm mặn mà Trung Quốc, ‘ngừng’ quan hệ với châu Âu

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 1/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1/9 đã tham dự lễ khởi công xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đầu tiên của nước này sang châu Á mang tên “Sức mạnh của Siberia“.
Nga thêm mặn mà Trung Quốc, ‘ngừng’ quan hệ với châu Âu
Tổng thống Nga Putin dự lễ khởi công đường ống “Sức mạnh Siberia“

Đường ống khí đốt trên sẽ cung cấp cho vùng Viễn Đông của Nga và xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo RT, đường ống của hãng Gazprom sẽ cung cấp khoảng 4 ngàn tỷ mét khối khí đốt cho Trung Quốc trong vòng 30 năm.

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Putin cho biết: "Đường ống này sẽ không chỉ tăng cường xuất khẩu và mở rộng địa lý hàng xuất khẩu của chúng ta về nhiên liệu năng lượng, mà còn là một bước tiến quan trọng trong quá trình khí hóa đất nước, đặc biệt là đối với khu vực phía Đông Nga".

Ông Putin nhấn mạnh rằng đường ống dẫn khí "Sức mạnh của Siberia" sẽ tăng cường an ninh năng lượng của Liên bang Nga và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ xuất khẩu, đồng thời lưu ý rằng đây là "dự án lớn nhất thế giới".

Khởi công đường ống khí đốt tới Trung Quốc, Nga cũng "thực sự ngừng quan hệ đối tác của họ" với châu Âu, theo lời Tổng thống Đức Joachim Gauck.

Phát biểu tại thành phố cảng Gdansk bên bờ biển Baltic của Ba Lan tại lễ kỷ niệm đánh dấu 75 năm ngày xảy ra cuộc tấn công của phá‌t xí‌t Đức vào Ba Lan - châm ngòi cho chiến tranh Thế giới thứ hai, ông Gauck nói rằng "chúng tôi muốn quan hệ đối tác và láng giềng tốt (với Nga) trong tương lai", song với điều kiện là Mátxcơva phải thay đổi chính sách và có "sự tôn trọng trở lại quyền của các quốc gia".

Trong vài tháng qua Mỹ và châu Âu đã đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga với các cáo buộc nước này can dự vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên với quân cờ khí đốt trong tay, đặc biệt là khi lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu ước tính lên tới hơn 30%, nhiều ý kiến cho rằng nếu Nga ra đòn phản công cắt nguồn cung cấp khí đốt, châu Âu sẽ biến thành một vùng đất lạnh lẽo.

Hôm 27/8, Thủ tướng Ukraine ars‌eny Yatseniuk hôm 27/8 cho biết Nga có kế hoạch ngừng dòng khí đốt trung chuyển qua Ukraine tới thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong mùa Đông này.

Theo nghiên cứu của Hãng Fitch, nền kinh tế châu Âu còn phải tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt Nga cho đến ít nhất năm 2030. Và một số nền kinh tế lớn ở châu Âu như Ý sẽ lập tức rơi vào khủng hoảng nếu Mátxcơva cắt nguồn cung khí đốt.

Trong khi đó, Nga đã xích lại gần Trung Quốc để có thể thay thế ông "khách sộp" châu Âu. Với hợp đồng khí đốt 400 tỷ USD bắt đầu đi vào thực hiện, xem ra, đòn trừng phạt của châu Âu đối với Nga đã phản tác dụng khi Mátxcơva chủ động ngừng quan hệ đối tác với khu vực này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật