‘Cú nước rút’ mang tên ASEAN - 6

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đến cuối năm 2015, thời gian bình quân dành cho một số thủ tục hành chính liên quan tới thuế, hải quan… của Việt Nam phải giảm, bằng với mức trung bình ASEAN - 6. Đó là mệnh lệnh của Chính phủ với các cơ quan chức năng. Nhưng thế nào là ASEAN - 6, tại sao phải giảm thời gian dành cho thủ tục hành chính, và giảm để làm gì … ? Đó cũng lại là những câu hỏi mà ít người chú ý hiểu rõ.
‘Cú nước rút’ mang tên ASEAN - 6
Ảnh minh họa

Thực tế, ASEAN - 6 không phải là một tiêu chuẩn cho cải cách hành chính, mà là là tên gọi không chính thức chỉ 6 nước phát triển nhất của khối ASEAN, trong đó không có Việt Nam. Nhóm các nước này có thời gian dành cho thủ tục hành chính của doanh nghiệp vào khoảng từ 82 giờ/năm cho tới hơn 200 giờ/năm. Trong khi đó thì Việt Nam hiện có số thời gian mà các DN phải dành cho các thủ tục liên quan tới thuế lên đến 821 giờ/năm.

Cách "nhìn" khác từ thực tế này, sau hàng chục năm nỗ lực, "thành tích" cải cách hành chính của Việt Nam là giảm được số thời gian thực hiện thủ tục liên quan tới thuế của DN xuống mức 821 giờ/năm. Và tới cuối năm 2015, chính phủ đã ra lệnh, số giờ dành cho hoạt động này phải được giảm hơn 69% nữa, xuống còn dưới 200 giờ/năm. Tức là, trong trong vòng hơn một năm, thời gian dành cho thủ tục hành chính liên quan tới thuế của Việt Nam phải giảm vượt cả "thành tích" của hàng chục năm cải cách trước đó gộp lại.

Tất nhiên, ai cũng hiểu, giảm thời gian thủ tục là giảm chi phí dành cho thủ tục mà DN phải chi trả. Nhưng trên hết, việc bắt buộc giảm thời gian thủ tục sẽ giúp cho hệ thống quy định của Việt Nam tương thích hơn với hệ thống Pháp Luật liên quan tới DN của ASEAN. Và đây mới là mục đích lớn nhất. Về chính trị, sự tương thích này là kết quả mà Việt Nam phải đạt được sau 20 năm gia nhập ASEAN. Cụ thể là sự hội nhập về thủ tục với khu vực là kết quả lớn nhất mà Việt Nam thu được sau 20 năm nhiều sóng gió ấy.

Về kinh tế, sự tương thích về thủ tục với các nước ASEAN sẽ giúp DN Việt thuận lợi hơn trong chiến lược sản xuất, xuất khẩu sản phẩm của mình. Đây là định hướng chiến lược phát triển, chứ không chỉ là mục đích cải cách hành chính. Nếu hình dung khối các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật là một hình mẫu kinh tế tiên tiến, Trung Quốc là đối trọng phát triển kinh tế có nhiều dị biệt, thì mô hình phát triển kinh tế của ASEAN - 6 chính là hình mẫu Việt Nam có khả năng đạt được trong tương lai gần.

Việc định hình phát triển kinh tế theo mô hình ASEAN - 6 sẽ làm cho tính cố kết về kinh tế trong nội khối sâu đậm hơn. Nói cách khác là cùng với sự liên kết kinh tế với các nước phát triển, khối ASEAN có thêm khả năng cân bằng hơn về kinh tế, và đằng sau đó là cân bằng về chính trị với Trung Quốc. Mục tiêu cải cách hành chính của Việt Nam tương ứng với mức trung bình của ASEAN-6, do thế, là lựa chọn phát triển có tính bắt buộc của Việt Nam. Nói cú nước rút ASEAN - 6 là vì lẽ ấy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật