Họa sĩ Phạm Huy Thông: Sự cả nể đang tiếp tay cho vi phạm bản quyền mỹ thuật

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với một họa sĩ thế hệ 8X như Phạm Huy Thông, việc sống khỏe với nghề, thường xuyên có những cuộc triển lãm tranh ở trong và ngoài nước đã khiến nhiều người phải “ngả mũ” thán phục.
Họa sĩ Phạm Huy Thông: Sự cả nể đang tiếp tay cho vi phạm bản quyền mỹ thuật
Hội chợ nghệ thuật Singapore Art Stage 2011

Anh đã có những chia sẻ rất thẳng thắn về thị trường mỹ thuật Việt Nam hiện nay.Với câu hỏi: Các họa sĩ trẻ Việt Nam đang trong một môi trường sáng tạo khá cởi mở, thì thị trường tranh trong nước lại bị "đóng băng”. Điều đó khiến nhiều người đang khá loay hoay để tồn tại với nghề”? Họa sĩ Phạm Huy Thông cho rằng, bước sang đến thế kỷ 21, khi những bùng phát mang tính thử nghiệm của các họa sĩ trở nên bão hòa, đòi hỏi cần phải biến đổi, phát triển kỹ hơn về chất lượng và sâu hơn về học thuật. Khi những tò mò, vồ vập với văn hóa Việt của công chúng quốc tế chuyển thành sự thưởng thức mang tính chắt lọc, thì nghệ sĩ tạo hình Việt Nam gặp khó khăn với việc tìm con đường sống.

Với câu hỏi: Các họa sĩ trẻ Việt Nam đang trong một môi trường sáng tạo khá cởi mở, thì thị trường tranh trong nước lại bị "đóng băng”. Điều đó khiến nhiều người đang khá loay hoay để tồn tại với nghề”? Họa sĩ Phạm Huy Thông cho rằng, bước sang đến thế kỷ 21, khi những bùng phát mang tính thử nghiệm của các họa sĩ trở nên bão hòa, đòi hỏi cần phải biến đổi, phát triển kỹ hơn về chất lượng và sâu hơn về học thuật. Khi những tò mò, vồ vập với văn hóa Việt của công chúng quốc tế chuyển thành sự thưởng thức mang tính chắt lọc, thì nghệ sĩ tạo hình Việt Nam gặp khó khăn với việc tìm con đường sống.
Mặt khác, trình độ thưởng thức nghệ thuật tạo hình ở ta còn thấp, không đủ để làm cầu nối trao đổi các giá trị tinh thần và vật chất với giới nghệ sĩ. Sau một thời gian dài do cuộc sống vật chất khó khăn, đam mê nghệ thuật không được nuôi dưỡng đã làm thui chột nhu cầu thưởng thức. Việc giảng dạy nghệ thuật (hay nói đúng hơn là phải giảng dạy cách cảm thụ nghệ thuật) ở các trường phổ thông không được chú trọng, không được tiến hành đúng cách nên hầu như không có tác dụng gì đáng kể. Nhìn chung nhiều người chỉ lo lắng cho cơm áo gạo tiền. Khi kinh tế tốt hơn, cơm áo rủng rỉnh, nhiều người cũng vẫn chỉ lo kiếm thêm tiền mà không chú ý làm giàu cuộc sống tinh thần. "Vẫn còn là hoang tưởng khi nghĩ đến viễn cảnh mọi gia đình trung lưu sẵn sàng bỏ ra 10 - 20 triệu đồng để mua bản gốc một tác phẩm nghệ thuật (giá rẻ) để bày trong nhà”, họa sĩ Phạm Huy Thông nói.
Vậy có cách gì để cải thiện thực trạng này? Theo họa sĩ Phạm Huy Thông thì đó là một câu hỏi khó mà bản thân anh cũng chưa hoàn thành được câu trả lời cho cá nhân mình. Theo anh, có lẽ phải bắt đầu từ việc dạy nghệ thuật từ các trường phổ thông, phải chú trọng vào việc dạy học sinh cách cảm nhận, hưởng thụ nghệ thuật hơn là máy móc bắt học sinh (và các phụ huynh) xé dán cành hoa, tô nhãn vở theo mẫu. Tác dụng của việc thay đổi này có thể cải thiện rõ rệt thị trường nghệ thuật Việt Nam của 15 năm về sau. Tất nhiên, nếu ngồi chờ đến lúc đó thì họa sĩ Việt Nam sẽ rất khốn khó. Các biện pháp khác trước mắt có thể là thay đổi một số cơ chế tài chính, khuyến khích thuế cho các công ty, tập đoàn hướng tới việc bảo trợ, mua, đầu tư nghệ thuật. Việc này đã được các nước phương Tây tiến hành từ lâu. Nhà nước nên hỗ trợ về mặt quản lý, pháp lý để thành lập các công ty đấu giá nghệ thuật, tạo kênh trao đổi, luân chuyển ổn định và minh bạch các tác phẩm.
Trao đổi kinh nghiệm từ những chuyến mang tranh đi triển lãm nước ngoài, họa sĩ Phạm Huy Thông cho rằng có nhiều thứ để học tập. "Singapore là đất nước đầu tiên mà tôi nên nhắc đến. Là trung tâm kinh tế tài chính, đã từ lâu Singapore mong muốn trở thành trung tâm về văn hóa, nghệ thuật của cả Đông Nam Á. Bởi vậy, nguồn cung cấp tài chính từ chính phủ Singapore dành cho nghệ thuật rất lớn. Với sự minh bạch cao và khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả, các hoạt động triển lãm, hội chợ, hội thảo nghệ thuật ở Singapore đã thực sự trở thành những sự kiện mang tầm khu vực và thế giới. Bảo tàng Nghệ thuật Singapore (SAM) cứ 3 tháng một lần lại thay đổi nội dung trưng bày. Mỗi triển lãm 3 tháng như thế đều tập trung vào một đề tài hay một quốc gia nhất định. Năm 2008, bảo tàng này cũng đã làm một triển lãm chuyên đề "Post Đổi Mới”, tập trung trưng bày thành tựu nghệ thuật tạo hình Việt Nam từ sau 1990 trở lại đây. Có 46 nghệ sĩ Việt Nam với hơn 50 tác phẩm quan trọng đã trưng bày. Là một nghệ sĩ trẻ nhất trong số đó, tôi có cơ hội được làm việc với các giám tuyển (curator) của SAM. Suốt hai năm trời trước triển lãm, đội giám tuyển phụ trách nội dung triển lãm "Post Đổi Mới” bay đi bay về giữa Việt Nam và Singapore. Họ làm việc hết công suất, gặp gỡ những nhà nghiên cứu Việt, tìm hiểu họa sĩ, lên danh sách những tác phẩm sáng giá và mang tính đại diện nhất. Triển lãm "Post Đổi Mới” cũng như các triển lãm khác của SAM, không chỉ đem đến cái sự thỏa mãn thị giác cho khán giả, mà còn cung cấp những hiểu biết đầy đủ về toàn bộ quá trình hình thành tác phẩm và cảm nhận về bối cảnh xã hội của tác phẩm đó”- họa sĩ cho biết.
Xung quanh vấn nạn xâm phạm bản quyền tác phẩm hội họa, theo họa sĩ Phạm Huy Thông điều đó ở ta đã tồn tại từ lâu, làm nhụt tinh thần những người lao động nghệ thuật chân chính. Những tranh chép bày trên phố ở Hà Nội hoặc TPHCM chỉ là những ví dụ dễ thấy, khi các tác phẩm được chép đa phần là những kiệt tác nổi tiếng hàng trăm năm tuổi của châu Âu. Cả người bán và người mua đều biết đó là tranh sao chép nhưng cả từ hai phía vẫn thấy... bình thường. "Đó là điều rất tệ hại. Ấy vậy mà trong trí nhớ của tôi, chưa từng có một vụ án tranh giả nào được đưa ra trước Pháp Luật, chưa một người làm tranh giả nào bị kết án về việc làm của họ. Tất nhiên, luật bảo vệ bản quyền trong hội họa còn sơ sài và lạc hậu, hệ thống hành pháp và quản lý việc này còn mỏng, nhưng tôi thấy, mấu chốt quan trọng của vấn nạn này là tính cả nể, muốn yên thân, không tố giác của người trong giới nghệ sĩ, không coi việc sao chép là hành vi phạm pháp. Các nghệ sĩ Việt Nam thường có thói quen khi gặp những vấn nạn xã hội thường đổ tội cho cơ chế, cho hệ thống quản lý, cho tập thể và cho tất cả những gì ngoài họ. Nhưng thực tế, để đẩy lùi những nạn xâm phạm bản quyền sáng tác, không nên chờ đợi dựa dẫm mà phải bắt đầu từ ý thức tự giác và đấu tranh của mỗi người làm nghệ thuật”, họa sĩ Phạm Huy Thông nói.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật