Lo lắng khi bé không bao giờ chịu ngồi yên đến 5 phút

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cháu không bao giờ ngồi yên 5 phút, khi bị mắng bé ngồi vào ghế nhưng cứ nghiêng ngả vẻ mệt mỏi. Tôi rất phân vân không biết con bị mất tập trung do thiếu sắt hay do bệnh tăng động hay không?
Lo lắng khi bé không bao giờ chịu ngồi yên đến 5 phút
Ảnh minh họa

Bé nhà tôi 5 tuổi nặng 18 kg, cao 1,02 m, rất lười ăn. Chưa bao giờ bé thích ăn món gì, tất cả đều phải ép và đút. Tay chân bé luôn hoạt động, miệng thì luôn nói và cãi lại khi bất kỳ ai nói gì.

Tôi đã cho bé đi khám dinh dưỡng, bác sĩ chỉ dựa vào cân nặng và chiều cao kết luận con đủ dinh dưỡng. Tôi muốn biết bé có bị thiếu sắt hay kẽm thì có cần yêu cầu làm xét nghiệm máu để biết không? Tôi rất phân vân không biết con bị mất tập trung do thiếu sắt hay do bệnh tăng động. Tôi ở TP HCM, xin cho hỏi địa chỉ để khám? Xin cảm ơn. (Kim Thảo)

Trả lời:

Chào bạn,

Biếng ăn là một tình trạng rất phổ biến của trẻ trong giai đoạn 1-6 tuổi. Biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân như tâm lý, sin‌ּh l‌ּý và cũng có thể vì bệnh lý… Vì vậy khi thấy trẻ có các biểu hiện biếng ăn, mẹ đừng quá lo lắng, hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách xử lý phù hợp nhất. Dưới đây là một số biện pháp mẹ có thể tham khảo để giúp con cải thiện tình trạng biếng ăn:

- Chọn cho bé vị trí ngồi ăn thoải mái. Để bé được tự xúc cùng mẹ dù còn vụng về. Nhiều khi bé thích bốc, nhón thức ăn, vì như vậy thú vị hơn chờ mẹ đút… Chén đĩa, ly tách, muỗng có hình thù ngộ nghĩnh làm cho bữa ăn của bé thật sự trở thành cuộc vui. Bạn hãy nhớ ở tuổi này bé không chỉ ăn mà còn bận rộn khám phá cả thế giới. Luôn tạo không khí bữa ăn gia đình vui vẻ để bé thoải mái ăn.

- Không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn chính trong vòng 1,5 đến 2 giờ, điều này làm bé ngang dạ khi vào bữa ăn.

- Lớn lên một chút bé thích được hỏi mình muốn ăn gì. Bé có thể tham gia đi chợ và lựa chọn thức ăn cùng mẹ hay tham gia phụ nhặt rau, củ. Chắc chắn các món có sự tham gia của bé sẽ làm bé cảm thấy ngon hơn.

Theo những gì bạn chia sẻ thêm ở thư thì chúng tôi biết điều khiến bạn lo lắng nhất bây giờ là con mình có bị tăng động hay không. Với những biểu hiện của bé như đã nêu thì bạn băn khoăn là điều dễ hiểu. Bạn có thể tham khảo một số biểu hiện nhận biết chứng tăng động giảm chú ý từ đó đối chiếu với các biểu hiện của bé nhà mình nhé:

Các biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD):

- Tăng vận động: Bé múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Ở lớp bé không thể ngồi yên một chỗ như các bạn khác và thường xuyên phải đụng vào bạn này, chọc phá bạn kia. Bé thường không lúc nào nghỉ ngơi tay chân.

- Giảm chú ý: Bé khó tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, kể cả lúc vui chơi. Bé dễ bị phân tâm bởi các kíc‌h thí‌ch xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.

Hai biểu hiện này sẽ phối hợp và biểu hiện cùng nhau, mức độ thể hiện nhiều hay ít tùy từng trẻ. Có trẻ chủ yếu bị tăng động, có trẻ chủ yếu bị giảm chú ý.

Ngoài những biểu hiện trên, để xác định chính xác con mình có bị tăng động giảm chú ý hay không, bạn nên đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa nhi hay các trung tâm hỗ trợ tâm lý tại TP HCM để khám và chữa bệnh.

Trước khi đến các bệnh viện chuyên khoa hay tìm đến các chuyên gia tâm lý để xác định con mình có bị tăng động do vấn đề tâm lý hay hiếu động mất tập trung do c‌ơ th‌ể thiếu sắt, kẽm... hay do hệ thần kinh, trí não, c‌ơ th‌ể… thì bạn nên đưa con đến bệnh viện làm các xét nghiệm đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để xác định tình trạng sức khỏe của con.

Chúc bạn thành công.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật