Những cái chết trên cây cầu ‘vĩnh biệt’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
16 người đã chết trên cây cầu Máng nối liền hai xã Tam Tiến và Tam Xuân 1 (Núi Thành, Quảng Nam). Đa số đều là người nghèo, lao động chính, họ ra đi khiến gia đình nheo nhóc.
Những cái chết trên cây cầu ‘vĩnh biệt’
Sau cái chết của chị Đồi, hàng xóm và họ hàng thương tình đã dựng tạm cho con trai chị cái nhà để có nơi thờ cúng mẹ. Ảnh: Tiến Hùng.

5 ngày sau cái chết của chị Nguyễn Thị Đồi (42 tuổi), không khí u buồn vẫn bao trùm lên thôn nghèo Tiến Thành (xã Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam). Người dân không thôi bàn tán về những người đã t‌ử nạ‌n khi đi qua cầu Máng (thường gọi là cầu "vĩnh biệt") nối liền hai xã Tam Tiến và Tam Xuân 1.

Trong ngôi nhà xiêu vẹo của chị Đồi, khói hương nghi ngút. Không có chồng, chị Đồi chỉ có con trai duy nhất là Bùi Văn Sỹ. Nhà nghèo, học đến lớp 11, Sỹ phải nghỉ, lên Tây Nguyên làm thuê. Một mình chị Đồi ở nhà làm nông và đi mua lá chuối về gói bánh bán. Sáng 19/8, trong lúc đi mua lá chuối từ xã Tam Xuân 1 về nhà, chị lái xe máy đến đoạn giữa cầu Máng thì bị ngã, rơi xuống sông chết đuối.

Trước đó xã đã quyết định hỗ trợ kinh phí cho chị Đồi xóa nhà tạm, nhưng do chị ở nhờ nhà người thân, không có đất nên không thể xây nhà. Qua năm 2014, xã đang xem xét bố trí đất cho 2 mẹ con, chưa kịp nhận đất thì chị Đồi gặp nạn.

Cách nhà chị Đồi vài mét là nhà anh Nguyễn Dương (43 tuổi). Gần 5 năm trước, vợ anh là chị Nguyễn Thị Lan khi đang trên đường đi chợ về thì bị ngã xe và rơi xuống sông chết đuối, bỏ lại 3 người con. “Lúc con Lan còn sống, nó là lao động chính của cả gia đình nhờ nghề buôn cá ở chợ. Từ khi nó mất, một mình anh Dương với 2 sào ruộng không lo nổi 3 đứa con đang tuổi ăn học, đành để 2 đứa lớn bỏ học về đi làm”, bà Ngân, hàng xóm của anh Dương chia sẻ.

Nguyễn Thị Thanh Hằng, con gái anh Dương lúc đó mới 17 tuổi đã phải thay mẹ chăm sóc người em út 3 tuổi và lo công việc gia đình. Vừa đi làm đồng về, Hằng tâm sự, từ khi mẹ mất bố phải quần quật đủ nghề, thương tình nên trong làng hễ ai có việc gì đều thuê bố, nhưng vẫn không đủ tiền để trang trải gia đình. Vì thế em với anh cả phải bỏ học. Anh cả làm thuê tại một tiệm sửa chữa ôtô, hàng tháng gửi tiền về nuôi em út ăn học.

Vì có quá nhiều cái chết T.Tâm nên cầu Máng được người dân nơi đây gọi với cái tên cầu “vĩnh biệt”. Ảnh: Tiến Hùng.

Ông Nguyễn Giúp, Chủ tịch UBND xã Tam Tiến cho biết, không có số liệu thống kê cụ thể nhưng trong 5 năm trở lại đây có 16 người đã chết ở cây cầu này. Trước đó ngày 9/6/2009, anh Huỳnh Văn Đồ (30 tuổi, xã Tam Ngọc) và chị Nguyễn Thị Dung (31 tuổi, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh) chở nhau qua thôn Tiến Thành đưa thiệp mời đám cưới. Lúc trở về, trời nổi giông, anh Đồ mất tay lái, cả người và xe cùng rơi xuống nước. Chị Dung đi bộ phía sau thấy chồng sắp cưới rớt xuống sông liền nhảy theo cứu, dòng nước xiết đã nhấn chìm đôi trẻ.

Ngoài những cái chết vì rơi xuống sông, do gầm cầu Máng thấp nên nhiều ghe thuyền đã gặp nạn khi lưu thông qua đoạn này. T.Tâm nhất là vụ tai nạn cách đây khoảng 10 năm cướp đi 5 sinh mạng ở xã Tam Hải vì ghe đụng phải gầm.

Sau nhiều vụ chết người liên tiếp, Công ty Khai thác thủy lợi Quảng Nam đã đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng trụ và kéo dây cáp hai bên thành cầu nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Tại hai đầu cầu Máng, công ty khuyến cáo: “Công trình thủy lợi không kết hợp giao thông, nguy hiểm, cấm đi xe máy”. Tuy nhiên, do không muốn đi vòng thêm 10 km nên nhiều người vẫn qua cầu Máng.

Bà Phan Thị Thúy (47 tuổi, thôn Tiến Thành), người từng 2 lần bị rơi xuống sông khi đi qua cầu cho biết, từ khi gặp nạn và chứng kiến nhiều cái chết T.Tâm, bà chẳng dám đi qua cầu Máng nữa. Cả 4 người con đi học bà đều cho ở trọ, mỗi khi về nhà đều chấp nhận đi đường vòng, dù vất vả hơn nhưng an toàn.

“Đi qua cầu này sợ lắm, nhưng người dân xã này thì quen rồi, với lại gần đường nên họ phải đi thôi. Mong sao chính quyền cấp tiền làm cái cầu này to thêm chút nữa cho dân đi, khỏi phải sợ chết”, bà Thúy nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật