Truy tìm gốc gác cục phân dài nhất Thế giới

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cục phân hóa thạch vô cùng quý hiếm dài nhất thế giới của một con khủng long với chiều dài hơn 1 mét được xác định thuộc vào khoảng thời Tiệm Tân (Oliogocene) và Trung tân (Minocene), tức khoảng 5,3 đến 33,9 triệu năm trước. Đã được đem bán với cái giá hơn 210 triệu đồng trong buổi đấu giá ở Los Angeles, Mỹ.
Truy tìm gốc gác cục phân dài nhất Thế giới
Cục phân dài nhất thế giới này với chiều dài xấp xỉ 1m, có màu nâu vàng.

Khối phân hóa thạch này được cho là sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến thành phần thức ăn của các loài khủng long vào thời kỳ đó. Tuy nhiên, các chuyên gia lại thất bại trong việc tìm hiểu nó thuộc về loài khủng long nào.

Theo mô tả, cục phân này dài gần 102cm, màu nâu vàng nhạt, có cấu trúc xoắn tròn thành từng khúc khá kỳ lạ. Nhiều chuyên gia tham gia nghiên cứu nhận xét, đây là cục phân dài nhất thế giới từng được phát hiện và gọi nó là “botryoidal” (có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là "chùm nho"). Qua khảo sát, các nhà nghiên cứu khảo cổ nhận định, mẫu phân này khoảng 20 triệu năm tuổi, có niên đại từ Thế Miocen (một thế địa chất kéo dài từ 23,03 - 5,33 triệu năm về trước).

Mô tả khung cảnh Trái đất vào thế địa chất Miocen.Câu hỏi lớn nhất được các chuyên gia khác đặt ra, đó là mẫu phân trên thuộc về loài động vật nào trong quá khứ? Với kích thước khổng lồ như vậy, nhiều người thoạt nhìn cho rằng, nó là sản phẩm đào thải của một con khủng long cổ dài ăn thực vật với chiều dài thân khoảng hơn 27m.Nhiều người tin, phải cỡ một con khủng long ăn cỏ khổng lồ mới có thể tạo ra sản phẩm đào thải dài tới vậy.Tuy nhiên, Robert Krulwich - phóng viên khoa học của trang tin NPR cho rằng, sau khi đối chiếu với những tư liệu khoa học mà con người biết được về thế Miocen, giả thuyết về một loài khủng long tạo ra sản phẩm khổng lồ đó không mấy hợp lý. Nguyên nhân là bởi vào thế địa chất này, khủng long đã tuyệt chủng. Sinh vật lớn vào dạng bậc nhất từng được ghi nhận vào thời đó là loài chim cổ Argentavis magnificens. 

Đây là sinh vật nặng từ 60 – 80 kg, sải cánh cực lớn với độ dài lên tới 8m và khả năng săn mồi thậm chí còn hơn cả đại bàng ngày nay.

Hình ảnh chim Argentavis magnificens trong nền văn minh cổ đại ở châu Mỹ.Dựa vào những chứng cứ khảo cổ, người ta thấy rằng loài này có thói quen ăn thịt động vật cả con chứ không thường xuyên xé hay rỉa thịt như đa phần các loài chim hiện nay. Cũng vì lẽ đó mà không loại trừ khả năng, loài chim này chính là "chủ nhân" của mẫu phân khổng lồ nói trên. Nhưng cuối cùng, Krulwich cũng bác bỏ khả năng này vì thực ra, c‌ơ th‌ể của loài chim khổng lồ trên chỉ tương đương với c‌ơ th‌ể người hiện nay (cao từ 1,7 - 2m). Do đó, khả năng loài chim này có thể tạo ra phân như vậy là gần như không thể.Xét cho cùng, kích thước c‌ơ th‌ể của loài chim cổ không lớn hơn con người là mấy nên chúng nhiều khả năng cũng không phải chủ nhân của cục phân dài nhất thế giới này.Như vậy, chủ nhân thật sự của mẫu vật phân dài nhất thế giới này vẫn là một bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học.




Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật