Mỹ cáo buộc máy bay quân sự Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lầu Năm Góc hôm thứ Sáu cáo buộc Trung Quốc đã cố tình gây hấn khi cho máy bay chiến đấu J-11B đã tiếp cận chiếc P-8 Poseidon của Mỹ vào hôm 19/8 tại vùng biển quốc tế cách đảo Hải Nam hơn 200km về phía đông.
Mỹ cáo buộc máy bay quân sự Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông
Hình ảnh được cho là chiếc máy bay Trung Quốc

Dấu hiệu này cho thấy Trung Quốc đang có những động thái hung hăng hơn về chủ quyền lãnh thổ.

Theo đó, một chiếc J-11B (phiên bản nội địa Trung Quốc của Su-27 Nga được thiết kế để đối đầu với F-15 Eagle) đã tiếp cận một cách nguy hiểm với chiếc P-8 của Mỹ (thay thế cho mẫu P-3 đã cũ và được triển khai tới Nhật Bản hồi năm ngoái) đang giám sát hoạt động tập trận quân sự “chưa từng có” của Trung Quốc gần đây đang tổ chức đồng thời ở Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông (vịnh Bắc Bộ).

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, có lúc chiếc J-11B chỉ cách P-8 có 6,1 mét. Trong khoảng cách cận kề đầy nguy hiểm đó, chiến đấu cơ Trung Quốc đã biểu diễn nhào lộn, phơi bụng để lộ những vũ khí nó mang theo trong tư thế uy hiế‌p chiếc máy bay của Mỹ. Tuyên bố từ Lầu Năm Góc nhận định những người thực hiện vụ chạm trán này là cùng một đơn vị với nhóm đã thực hiện các vụ chạm trán tương tự hồi tháng ba, tư và năm. Ông Kirby còn cho biết sau ba ngày Lầu Năm Góc mới đưa vụ việc ra công chúng là bởi muốn chờ câu trả lời của Trung Quốc trước công hàm phản đối Washington gửi tới Bắc Kinh qua đường ngoại giao, song đã không có bất kỳ hồi âm nào.

Ảnh: Washington Post

Vụ việc này gợi nhớ tới một vụ đụng độ tương tự khoảng một thập kỷ trước, khi một phi công máy bay phản lực tích cực của Trung Quốc đã đâm vào một máy bay do thám EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ cũng bay gần đảo Hải Nam. Việc phi công lái chiếc J-8 đã thiệt mạng còn EP-3 bị hư hỏng, buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam. phi công của Mỹ đã không tiêu hủy được hoàn toàn nội dung bảo mật trên máy bay trong khi Trung Quốc kiểm tra hiện trường. Phi hành đoàn của EP-3 bị tạm giữ ở Trung Quốc 11 ngày, sau đó chiếc Aries về nước trong tình trạng bị tháo rời.

Washington nhận định đây là một hành động “thiếu chuyên nghiệp và thừa nguy hiểm”. Còn trang Business Insider bình luận: báo cáo về cuộc chạm trán đã cho thấy Trung Quốc không ngại hiện thực hóa đường lưỡi bò ở Biển Đông, bất chấp nguy cơ phải đối đầu với Hoa Kỳ. Nan Li, một chuyên gia về chính sách quốc phòng Trung Quốc tại Đại học chiến tranh hải quân, cho biết Trung Quốc vốn rất nhạ‌y cả‌m với máy bay do thám Mỹ, nhưng Bắc Kinh có cách giải thích khá hạn chế về luật pháp quốc tế áp dụng trong khu vực xảy ra vụ chạm trán.

Trung Quốc sẽ không tìm cách gây chiến trực diện với Mỹ, nhưng cũng sẽ không để Washington thực hiện được “trục chiến lược châu Á” và tăng cường sự hiện diện tại các vùng tranh chấp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật