Nợ xấu: Bán rồi, vẫn nợ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm đến việc bán nợ xấu ở Việt Nam, nhưng trở ngại lớn nhất là hệ thống pháp lý”, ông Keith Pogson, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ Tài chính, Ernst và Young Hong Kong cho biết.
Nợ xấu: Bán rồi, vẫn nợ
Ảnh minh họa

* Theo quan sát của ông, thị trường ngân hàng Việt Nam giống với thị trường nào trong các nền kinh tế mới nổi?

- Thị trường Việt Nam có nhiều đặc thù song về cơ bản giống với thị trường các nền kinh tế mới nổi. Điểm khác ở chỗ, các thị trường khác đều có ngân hàng trụ cột và rất ít các ngân hàng lớn có khả năng đặt luật chơi. Việt Nam có nhiều ngân hàng nhưng cũng chưa có ngân hàng nào có tầm ảnh hưởng như vậy.

Tỷ lệ nợ xấu không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác cũng vậy, rất khó có một căn cứ duy nhất để xác định. Tính nợ xấu phải dựa trên những cách tiếp cận khác nhau, có thể là dựa trên một phương án tốt nhất, trung bình hay xấu nhất hoặc do dự đoán của ngân hàng hay một bên liên quan khác.

Tuy nhiên, Việt Nam nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề thông tin về nợ xấu để có căn cứ so sánh một cách tương đối giữa các ngân hàng. Việt Nam cũng đã có những chuẩn mực về trích lập dự phòng cho nợ xấu, nhưng thời gian tới cần thay đổi phương pháp tiếp cận, cách tính...

* Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp xử lý nợ xấu. Ông đánh giá thế nào về cách thức xử lý nợ xấu của Việt Nam?

. - Xử lý nợ xấu có hai phần việc phải làm. Thứ nhất, loại những tài sản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản của ngân hàng, chuyển sang VAMC, để ngân hàng có thể tập trung vận hành cho tốt. Điều này, thời gian vừa qua, Việt Nam đã làm tương đối tốt. Thứ hai, việc xử lý nợ xấu bằng tái cấu trúc, tăng cường minh bạch thì còn nhiều việc phải làm.

Giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu không phải chỉ là những nỗ lực về mặt chính sách của Ngân hàng Nhà nước mà còn của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Việt Nam cần xây dựng khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho việc giải quyết nợ xấu, ví dụ cho phép mua bán nợ dễ dàng hơn, đàm phán lại các khoản vay hoặc các cơ chế hoán đổi nợ với cổ phiếu... Tất cả những việc này đòi hỏi có hệ thống pháp lý.

Nếu chỉ để nợ xấu ở đó thì không giải quyết được vấn đề bởi nó không tự mất đi. Việt Nam phải có biện pháp tăng vốn, đưa thêm ý tưởng kinh doanh mới, các mô hình mới vào để tạo ra tăng trưởng. Ở nhiều thị trường, người ta đã làm việc đó bằng cách cho phép các khu vực tư nhân hoặc là các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán, xử lý nợ xấu.

* Một năm trước, ông nhận định các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc mua lại nợ xấu của Việt Nam. Theo ông, mức độ quan tâm đó hiện nay như thế nào?

- Tôi nghĩ, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm đến việc bán nợ xấu ở Việt Nam, nhưng trở ngại lớn nhất là hệ thống pháp lý. Nếu Việt Nam không thay đổi hệ thống pháp lý cho phép nhà đầu tư mua và tiến hành xử lý các khoản nợ xấu, thì chắc chắn họ sẽ rất khó tham gia.

Điều này cũng nhất quán với khảo sát của Ernst & Young là các ngân hàng cũng không mặn mà lắm với việc bán nợ hoặc bán một bộ phận kinh doanh của mình. Họ vẫn thấy bán ra nhận được tờ giấy, sau đó phải phân bổ dự phòng trong 5 năm, vẫn phải chịu trách nhiệm thu nợ..., mà như vậy thì không giải quyết được vấn đề, nên không hứng thú.

* Cảm ơn ông!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật