Ca sĩ Nguyễn Đình Thanh Tâm: “Tôi “dao kéo” vì tôn trọng khán giả”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chuyện nam nghệ sỹ nhờ đến “dao kéo” để chỉnh sửa nhan sắc trong giới showbiz Việt không phải chuyện hiếm. Nhưng hiếm ai dám công khai mình “dao kéo” như Nguyễn Đình Thanh Tâm. Xoay quanh câu chuyện “dao kéo” của anh chàng ca sỹ này có gì thú vị?
Ca sĩ Nguyễn Đình Thanh Tâm: “Tôi “dao kéo” vì tôn trọng khán giả”
Nguyễn Đình Thanh Tâm trước (áo trắng) và sau (áo đen) khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: TL

Nguyễn Đình Thanh Tâm trước (áo trắng) và sau (áo đen) khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: TL

Ai cũng có đặc quyền làm đẹp
Việc các nam nghệ sỹ phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam chưa phải là hiện tượng phổ biến và vẫn chưa được dư luận nhìn nhận một cách cởi mở. Trước khi tiến hành “chỉnh sửa”, bạn có phải suy nghĩ nhiều về chuyện này?

- Sự mâu thuẫn luôn tồn tại trong mỗi cá nhân có ý thức. Tất cả chúng ta đều yêu mến cái đẹp nhưng lại sợ hãi với việc làm đẹp thông qua sử dụng “dao kéo”. Tôi không trách công chúng nếu họ không thích nghệ sỹ sử dụng “dao kéo” nhưng việc làm đẹp cho bản thân cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Với nghệ sỹ, ngoại hình không phải là tất cả nhưng nó là một trong những điều kiện “đủ” để họ làm nghề được thuận lợi hơn. Tôi đã suy nghĩ nhiều trước khi thẩm mỹ. Nhưng tôi biết, hơn ai hết, mình chính là người phải tự có trách nhiệm và khắt khe với bản thân trong việc làm nghề. Hoàn thiện tất cả mọi thứ, từ chuyên môn đến vẻ ngoài, nghiêm túc trong mọi quyết định và phải có bản lĩnh đối mặt với thử thách, mới có thể tồn tại lâu bền trong lòng khán giả.
Nghĩa là với bạn, việc có giọng hát, gu âm nhạc riêng, trang phục “độc”… chưa đủ để khán giả tôn trọng mình?
- Tôi không có ý quy kết như vậy. Đối với một ca sỹ, giọng hát là điều kiện cần tiên quyết nhất. Nhưng một người làm nghề nghiêm túc thì phải luôn tự hoàn thiện mình, bao nhiêu cũng không đủ. Với tôi, vẻ ngoài của gương mặt là một trong những điều kiện “đủ” mình có thể làm ngay, làm được, nên tôi quyết định đầu tư cho nó. Còn việc khán giả có tôn trọng mình hay không, không nằm ở vẻ ngoài mà chủ yếu do nhân cách của người ca sỹ. Do đó tôi luôn nói “không” với scandal. Ngay cả việc mình thẩm mỹ, tôi cũng âm thầm làm thôi, không muốn khán giả bị phân tâm.
Nhiều người thắc mắc, không biết việc một người đàn ông chỉnh sửa nhan sắc thì có phải đau đớn, kiêng cữ, gìn giữ… nhiều như phụ nữ?
- Vấn đề này tùy thể trạng mỗi người. Sự kiểm soát về đau đớn và chế độ kiêng cữ đã có bác sĩ chăm sóc cho mình. Riêng tôi cảm thấy rất bình thường, cái mà tôi quan tâm chính là cái gì cũng phải vừa phải, đẹp hơn lên chứ không làm biến mất mình.
Nhưng bạn đã phải nghỉ hát trong bao lâu và chế độ tập luyện như thế nào sau khi đã xong phẫu thuật?

- Một tháng đầu tiên sau phẫu thuật, tôi tập đàn tại nhà, tránh hoạt động nhiều đến cơ mặt.  Một tháng tiếp theo, tôi luyện thanh lại và vào phòng thu. Đến khi xuất hiện trong đêm “Sao Mai điểm hẹn” hôm 15/8 vừa qua là đúng 2 tháng. Nói chung cũng không có gì quá phức tạp và kinh khủng như mọi người tưởng tượng đâu.
Đến thời điểm này, nhiều người vẫn cho rằng, chỉ những người đàn ông có vấn đề về giới tính mới hay quan tâm đến chuyện làm đẹp, còn người đàn ông đích thực thì không. Bạn nghĩ sao về điều này?
- Người ta nói, trong thời đại mới, gỗ và nước sơn quan trọng như nhau, hỗ trợ và tôn nhau lên. Nếu một người, bất kể giới tính gì, đối xử tệ hoặc không công bằng với vẻ ngoài của mình thì cũng chính là tự tước đi của mình một đặc quyền. Đặc quyền được đẹp, được hướng đến cái đẹp trong “chân thiện mỹ”, giúp người ta được sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn trong cuộc đời này.
Cảm xúc bị nhiễu loạn vì cô đơn
Nói đến Nguyễn Đình Thanh Tâm là nghĩ đến một cái gì đó rất xù xì, ma quái và dị biệt của âm nhạc. Trong tình yêu của bạn, 3 tính từ đó có tồn tại không?
- Không. Ngược lại, trong chu‌yện tìn‌h cảm tôi là người khá nhút nhát và thụ động. Có thể do mình cầu toàn nữa cho nên đến bây giờ vẫn chỉ một mình và quan tâm nhiều đến sự nghiệp thôi. Tôi thấy mình chỉ có thể lột trần bản thân và bứt ra khỏi được sự nhút nhát khi được sống trong âm nhạc.
Bạn có nhận thấy rằng, sự cầu toàn đôi khi lại mang đến cho mình đa phần là sự cô đơn. Và chính sự cô đơn ấy nhiều lúc lại vô tình "giết chết" những cảm xúc thật của một người nghệ sỹ khi thể hiện các bản tình ca?
- Cầu toàn không mang lại sự cô đơn. Càng cầu toàn người ta càng bỏ ra nhiều tâm sức để đi tìm sự hoàn hảo. Từ đó mở ra nhiều cơ hội để bản thân được cọ xát, gặp gỡ... Sự cô đơn cố hữu trong mình chính là vì mình chưa đủ hiểu bản thân. Chưa hiểu được mình thì làm sao hiểu được người khác và tìm đúng người mình cần. Đôi khi suy nghĩ nhiều cũng đúng như bạn nói, làm cảm xúc trong mình bị nhiễu loạn. Rất may là mình cũng có những thứ khác cân bằng lại những tín hiệu hỗn độn đó như: gia đình, bạn bè và âm nhạc.
Bạn nghĩ gì nếu người khác nhìn vào những thứ bạn có rồi nhận xét bạn là người khiếm khuyết và đáng thương?
- Tôi thấy mọi thứ trong cuộc sống đều có sự cân bằng. Những người đã tìm được một nửa của mình thì quá tốt, họ được sống trọn vẹn với tình yêu. Còn những người đang đi tìm hạnh phúc thì họ cũng có cái thú riêng của mình đó là được trải nghiệm những xúc cảm khác nhau cho từng cuộc hạnh ngộ. Theo tôi, hạnh phúc là quá trình yêu hay tìm kiếm tình yêu chứ không chỉ khi có được tình yêu thì mới hạnh phúc.
Đối với một chàng trai học kiến trúc nhưng đi theo nghệ thuật, lại có sự cầu toàn và khó hiểu về bản thân như bạn thì đối tượng như thế nào dễ khiến bạn rung động?
- Vì chưa hiểu mình nên tôi khó mà nói yêu ai được. Nhưng rung động thì rất nhiều, dễ rung động là đằng khác. Cảm giác đó thú vị lắm, đôi lúc đến bất ngờ làm mình không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhưng thú thật là tôi dễ “rung rinh” với một người có chút bí ẩn, có kiến thức rộng, có chiều sâu tam hồn và một chút hài hước.

Cám ơn bạn đã tham gia cuộc trò chuyện này!
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật