Vì sao Cục Di sản không tham mưu công văn về “hiện vật lạ”?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người phát ngôn Bộ VHTT&DL lí giải những vấn đề xung quanh công văn không sử dụng “hiện vật lạ” không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt.
Vì sao Cục Di sản không tham mưu công văn về “hiện vật lạ”?
Ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (ảnh TTVH)

Bộ VHTT&DL vừa có công văn số 2662 /BVHTTDL-MTNATL gửi các Ban, Bộ, Ngành, Sở VHTTDL, các cơ quan đơn vị về việc Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Công văn này được ban hành bởi thực trạng ở nhiều địa phương trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật  phẩm, linh vật (sư tử đá kiểu Trung Quốc, phương Tây và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị gây phả‌ּn cả‌ּm về thẩm mỹ, văn hóa, tâm linh ở những nơi công cộng.

Nhiều chuyên gia văn hoá, người yêu mến di sản cũng như lãnh đạo cơ quan quản lý văn hoá các cấp đã lên tiếng khẳng định sẽ vào cuộc quyết liệt.

Ngay sau khi công văn của Bộ được ban hành qua các kênh thông tin đại chúng, bước đầu chúng tôi đã ghi nhận việc một số nơi đã tự nguyện di dời “hiện vật lạ” không phù hợp với thuần phong mĩ tục ra khỏi khuôn viên di tích.

Tuy nhiên, điều mà dư luận băn khoăn đó là tại sao công văn không cấm mà chỉ là khuyến cáo và con mang tính chung chung và tại sao lại là Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm mà không phải là Cục Di sản tham mưu cho Bộ VHTT&DL ra công văn này.

Công văn ẩn chứa vấn đề tế nhị?

Ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, giao thoa văn hoá là điều đương nhiên, vì vậy công văn chỉ đạo chỉ nêu đường hướng chung chứ không liệt kê quá cụ thể vì sẽ động vào những vấn đề tế nhị. Công văn như thế là khá rõ rồi. Chúng ta đã hiểu thế nào là thuần phong mĩ tục rồi, khi đi làm việc sẽ có chỉ đạo cụ thể. Đây là văn bản nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành, các đơn vị và cá nhân để có thể loại bỏ những tượng linh vật, vật phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi di tích lịch sử văn hóa và những nơi công cộng.

Bộ sẽ có những đoàn thanh tra, kiểm tra giám sát các di tích. Đây là công việc lâu dài cần sự vào cuộc nghiêm túc chứ không phải công việc một sớm một chiều. Tuy nhiên, các “hiện vật lạ” đang ở di tích đã được xếp hạng đợt này dứt khoát phải đưa ra khỏi di tích, trừ những cái thuộc về di tích đó từ trước đến nay có tuổi đời trên 50-100 năm, tức là khi nó đã trở thành biểu trưng của nơi đó thì phải cân nhắc. Cần có cơ chế xử phạt để các ban quản lý, những người trông coi, thủ từ không được dễ dãi, không phải ai cung tiến cái gì cũng nhận.

Sư tử đá kiểu Trung Quốc không chỉ án ngữ di tích mà còn chiễm trệ những vị trí nổi bật nơi công cộng. (ảnh Trà Xanh)

Vì sao Cục Di sản không tham mưu công văn về “hiện vật lạ”?

Theo ông Phan Đình Tân, Cục Di sản chỉ quản lý mảng di tích, di sản vì vậy “văn bản do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tham mưu vì ngoài những phạm vi ở di tích, di sản ra thì còn những nơi công cộng khác như cơ quan, trụ sở, công ty, doanh nghiệp, khu tập thể… nhiều nơi đang để những con linh vật không thể hiểu nổi”.

“Với việc tham gia tham mưu công văn này, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã thể hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước. Qua việc kiểm tra, giám sát, Cục đã ghi nhận những biểu hiện như thế và đã tham mưu cho Bộ ra văn bản như thế này là phù hợp và kịp thời. Trên cơ sở các thông tin của báo chí, các cơ quan truyền thông cũng đã phản ảnh hiện tượng này và nhân dân người ta cũng phản ánh rất nhiều thì Cục tham mưu như thế là rất có trách nhiệm”, ông Phan Đình Tân khẳng định

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật