Lộ lịch hoạt động của Tập Cận Bình, tín hiệu lạ tại Bắc Đới Hà?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ ngoại giao Trung Quốc bất ngờ công bố hoạt động của chủ tịch Tập Cận Bình ngày 16/8 tại Nam Kinh. Động thái này của Trung Nam Hải được đánh giá là “bất thường“.
Lộ lịch hoạt động của Tập Cận Bình, tín hiệu lạ tại Bắc Đới Hà?
Ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn “vây ráp“ căn cứ phe đối lập tại Giang Tô - Thượng Hải.

Ngày 12/8, hãng thông tấn của người Hoa Tân Đường Nhân đưa tin, hôm 11/8 người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương bất ngờ tuyên bố, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham gia lễ khai mạc Đại hội Olympic thanh niên mùa hè lần thứ hai, diễn ra tại Nam Kinh vào ngày 16/8 tới đây.

Trong thời điểm được cho là nhạ‌y cả‌m, khi giới quan sát dự đoán Hội nghị thường niên Bắc Đới Hà đang diễn ra thì động thái “báo trước 5 ngày” về lịch hoạt động của lãnh đạo cao nhất Trung Quốc được Tân Đường Nhân cho là “vô cùng bất thường” và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ truyền thông quốc tế.

Được biết đảng cộn‌g sả‌n Trung Quốc vốn rất chú trọng công tác bảo mật hoạt động của lãnh đạo, đặc biệt là các thông tin về thời gian và địa điểm trong giai đoạn chính trị “đang diễn biến phức tạp”. Động thái công bố hoạt động của ông Tập Cận Bình ngay trong thời gian diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà khiến giới quan sát phải đặt dấu hỏi về tín hiệu mà Trung Nam Hải muốn truyền đạt.

Tín hiệu 1: Ông Tập Cận Bình đã kiểm soát được tình thế tại Bắc Đới Hà

Các nhà phân tích quốc tế đánh giá, tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc cho thấy hội nghị bí ẩn Bắc Đới Hà sẽ kết thúc trước ngày 16/8. Giới quan sát cũng chỉ ra, với động thái này của Trung Nam Hải, có thể phán đoán ông Tập đã khống chế được cục diện tại Bắc Đới Hà, và lịch trình thảo luận tại hội nghị này đã diễn ra thuận lợi. Cũng có ý kiến cho rằng ông Tập “đủ tự tin” có thể kiểm soát tình hình tại Bắc Đới Hà, và vẫn có thể xuất hiện tại Nam Kinh vào ngày 16.

Vụ Chu Vĩnh Khang khiến các gia tộc cựu thành viên Bộ chính trị "đứng ngồi không yên".

Sau khi Trung Nam Hải tuyên bố điều tra chính thức đối với ông Chu Vĩnh Khang hôm 29/7, giới quan sát quốc tế nhận định ông Tập đã phá vỡ quy tắc ngầm của Đảng là “không xử lý thành viên Bộ chính trị”, đồng thời khiến các “hổ lớn” là cựu ủy viên Bộ chính trị phải “đứng ngồi không yên”.

Trang BBC tiếng Trung cũng đưa ra nhận định, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với cuộc “liên minh phản công” của phe đối lập tại hội nghị Bắc Đới Hà lần này. Các nhà phân tích cũng đánh giá Bắc Đới Hà năm nay sẽ “nóng” vì vụ Chu Vĩnh Khang, phía ông Tập và phe đối lập có thể nảy sinh xung đột gay gắt.

Ngày 30/7, trang điện tử của Nhân Dân Nhật Báo đăng tải bài phân tích tiêu đề “Đánh đổ Chu Vĩnh Khang chưa phải là dấu chấm hết của chống tham nhũng”. Tuy nhiên ngay sau đó bài viết trên đã bị xóa bỏ, các trang đăng tải lại cũng phải hạ bài.

Tập Cận Bình từng tuyên bố chống tham nhũng không màng tới sống chết và danh dự bản thân.

Tiếp đó vào ngày 4/8, tờ Trường Bạch Sơn Nhật Báo (tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc) đăng tải một phát biểu của ông tập hôm 26/6: “Đấu tranh với tham nhũng, sinh tử và danh dự cá nhân, đều không quan trọng”. Đến chiều 5/8, bản tin trên cũng đồng loạt bị “xóa sổ” trên mạng internet.

Ngày 9/8, tờ Tân Kinh đăng tải bài báo “Tập Cận Bình: đối với phần tử hủ bại, không được để lại hậu hoạn” thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ tịch Tập Cận Bình cùng Bí thư Ủy ban kiểm tra Trung ương đảng cộn‌g sả‌n Trung Quốc CCDI Vương Kỳ Sơn. Tân Kinh cũng dẫn một câu nói của chủ tịch Tập: “Mũi tên đã bắn ra không thể rút lại”.

Tín hiệu 2: Ông Tập đã “xử lý” xong phe đối lập

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ lịch trình của ông Tập Cận Bình trước 5 ngày, giới quan sát quốc tế nhận định rằng đây là tín hiệu mà ông Tập muốn tuyên bố, phe đối lập đã bị xử lý, tình hình đã trở lại ổn định.

Hôm 29/7, cựu Bí thư CCDI Chu Vĩnh Khang bị điều tra. Ngay trong ngày 29 và 30/7, tổ thanh tra của CCDI đã xuất hiện tại Giang Tô và Thượng Hải – hai địa điểm được cho là “sào huyệt” của phe cựu chủ tịch Giang Trạch Dân – đồng thời tiến hành chuyến thanh tra 2 tháng.

Cũng trong thời gian trên, PLA công bố thông tin quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại vùng biển Diêm Thành, Giang Tô từ 28/7 tới 20/11.

Tân Đường Nhân cũng tiết lộ, sau khi Lý Kiến Nghiệp, cựu thị trưởng Nam Kinh – người được cho là “Dương Châu đại quản gia” của cựu chủ tịch Giang – “ngã ngựa” thì quan trường Giang Tô cũng trở nên hỗn loạn.

Các chuyên gia phân tích quốc tế nhận định, việc đưa tổ thanh tra vào Giang Tô -  Thượng Hải, tập trận quân đội suốt 4 tháng tại khu vực biển quanh hai tỉnh, thành phố trên đều là những động thái nhằm “dọn đường” tiến xuống miền Nam của hai ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn.

Một số nguồn tin không chính thức gần đây cũng đưa tin Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Vương Kỳ Sơn sẽ "đảm nhận vai trò trọng yếu tại Đại hội đảng cộn‌g sả‌n Trung Quốc 4 khóa 18 vào tháng 10 này". Nếu thông tin trên được xác thực thì đây có thể coi là lời khẳng định cho thắng lợi của 2 ông Tập - Vương tại hội nghị Bắc Đới Hà năm nay.

Sau Đại hội Đảng 18, chính quyền Bắc Kinh đã có những hành động quyết liệt chống tham nhũng, khiến cho nhiều quan chức “được cho là thân với cựu chủ tịch Giang” phải ngã ngựa. Thậm chí giới truyền thông quốc tế từng đăng tải nhiều thông tin liên quan tới các âm mưu ám sát nhằm vào chủ tịch Tập Cận Bình và Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn.

Các nguồn tin chưa được xác thực tại nước ngoài cũng tiết lộ, cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào từng ít nhất 3 lần bị phe đối lập âm mưu ám sát. Tân Đường Nhân kết luận, trước khi cục diện chính trị Trung Quốc hoàn toàn ổn định thì ông Tập Cận Bình vẫn cần phải hết sức thận trọng với những nước cờ tiếp theo của mình.

Cập nhật mới nhất: Kyodo News ngày hôm qua cho biết, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của PLA, ông Quách Bá Hùng, đang bị một đơn vị đặc biệt điều tra về hành vi "nhận tiền để giúp người khác thăng quan tiến chức." Nếu thông tin này là chính xác, Quách Bá Hùng sẽ trở thành cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thứ 2 nằm trong danh sách các đối tượng bị điều tra của chiến dịch chống tham nhũng sau Từ Tài Hậu.

Cùng ngày, Vương Tông Nam, chủ tịch của Quang Minh Thực Phẩm, tập đoàn thực phẩm quốc doanh lớn thứ 2 tại Trung Quốc với doanh thu hàng năm khoảng 7 tỷ USD - đã bị bắt vì tội nhận hối lộ. Vương Tông Nam được cho là tâm phúc của cựu bí thư Thượng Hải Trần Lương Vũ, người từng bị kết án 18 năm tù giam hồi năm 2008 vì lạ‌m dụn‌g quyền hành. Trong khi đó, Trần Lương Vũ cũng được coi là thuộc cấp thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật