Trung Quốc sắp phòng tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc sẽ lần đầu tiên phóng một tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng rồi trở về trái đất để chuẩn bị cho sứ mệnh thu thập các mẫu đất từ bề mặt “Chị Hằng”, bước đi mới nhất trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng của Trung Quốc.
Trung Quốc sắp phòng tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng
Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc di chuyển trên bề mặt mặt trăng hồi năm 2013.

Cục khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc (SASTIND) cho biết trong một tuyên bố ngày 10/8 rằng con tàu sẽ được phóng trước cuối năm nay và sẽ tới mặt trăng trước khi trở về trái đất.

Nhiệm vụ đó đòi hỏi con tàu chịu được nhiệt độ cao, vốn xảy ra khi nó quay trở lại bầu khí quyển của trái đất. Con tàu sẽ thử nghiệm công nghệ vốn sẽ được sử dụng cho sứ mệnh Hằng Nga-5 đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm thu thập các mẫu đất trên bề mặt mặt trăng.

Bắc Kinh xem chương trình vũ trụ trị giá nhiều triệu USD là minh chứng cho vị thế đang lên trên toàn cầu và sự am hiểu về công nghệ của Trung Quốc. SASTIND cho biết tàu vũ trụ mới đã được chuyển tới trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, tây bắc Trung Quốc.

Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã đưa thiết bị tự hành mang tên Thỏ Ngọc lên bề mặt mặt trăng trong khuôn khổ sứ mệnh Hằng Nga-3.

Bắc Kinh tuyên bố sứ mệnh “hoàn toàn thành công”, nhưng Thỏ Ngọc đã mắc phải các sự cố kỹ thuật và các nguồn tin hồi tháng 5 cho biết xe tự hành đang dần dần “yếu đi”.

Sứ mệnh Hằng Nga-5, dự kiến diễn ra vào năm 2017, sẽ tinh vi hơn và bao gồm các thách thức về kỹ thuật, trong đó có việc cất cánh từ bề mặt trăng, gặp gỡ và kết nối trong quỹ đạo mặt trăng và trở về trái đất với tốc độ cao.

Dự án cũng bao gồm các kế hoạch về một trạm không gian lâu dài vào năm 2020 và cuối cùng là người đưa người lên mặt trăng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật