Kỳ thú những biểu tượng se‌ּx chỉ có ở Việt Nam

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cho đến tận ngày nay, người ta không khó bắt gặp những hình nam nữ với bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc phóng đại ở rất nhiều nơi ở Việt Nam…
Kỳ thú những biểu tượng se‌ּx chỉ có ở Việt Nam
Các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên.

Tín ngưỡng phồn thực tồn tại suốt hàng nghìn năm lịch sử Việt Nam, thể hiện ở hai dạng thức: thờ cơ quan sin‌ּh dụ‌ּc và thờ hành vi giao phối, với các hiện vật biểu tượng se‌ּx truyền thống rất độc đáo.

Thờ sinh thực khí là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới. Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thờ sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ.

Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên. Các sinh thực khí còn được thấy rất nhiều ở thánh địa Mỹ Sơn vẫn còn nguyên dạng đến ngày nay. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.

Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về ước vọng phồn sinh. Người xưa, qua trực giác, tin rằng năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng. Do vậy tín ngưỡng phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng, phát sinh và phát triển đa dạng.


Các sinh thực khí còn được thấy rất nhiều ở thánh địa Mỹ Sơn vẫn còn nguyên dạng đến ngày nay

Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á.

Cho đến tận ngày nay, người ta không khó bắt gặp những hình nam nữ với bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc phóng đại được tìm thấy trên tượng đá với niên đại hàng nghìn năm trước Công Nguyên ở Văn Điển (Hà Nội), hay ở những hình khắc trên đá trong thùng lũng Sa-pa, ở nhà mồ Tây Nguyên… Trong lớp tượng mang ý nghĩa phồn thực của người Tây nguyên là việc khắc họ hình tượng rất cụ thể gần gũi với đời thực.

Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á.

Tại đền tháp Chăm Chiên Đàn (Quảng Nam) có bộ Linga – yon‌ּi bằng đá sa thạch thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á . Tên gọi Linga – yon‌ּi là một thứ tiếng Phạn chỉ dươ‌ּng vậ‌ּt và âm vật của người đàn ông và phụ nữ, tượng trưng cho sức mạng uy quyền của mỗi phái

Năm 1978, các nhà khảo cổ học Việt Nam trong quá trình tiến hành khai quật di tích nền văn minh văn hóa Chăm tại khu phế tích An Mỹ (xã Tam An, Phú Ninh, Quảng Nam) đã phát hiện nhiều hiện vật thể hiện tín ngưỡng thờ sinh tực khí của cư dân Đông Nam Á nói chung và người Chăm nói riêng trong đó có bộ Linga – Yoni.

Bộ Linga – yon‌ּi có kích thức rất lớn, được ghép lại nhau bằng nhiều phiến đá sa thạch cao 270 cm và được các nhà khảo cố học xác định đây là bệ thờ Linga – yon‌ּi lớn nhất của nghệ thuật Chăm pa và Đông Nam á.

Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. Thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu - rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,... giao phối tìm thấy ở khắp nơi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật