9X chế tạo ’tên lửa’

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hai chai nhựa gắn chặt với nhau bởi một đoạn ống nước, đầu “tên lửa” được gắn chóp nhọn để không bị cản không khí. Hàng chục “tên lửa” do học trò THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) nghiên cứu, chế tạo đã được phóng đi tại... sân trường.
9X chế tạo ’tên lửa’
Tên lửa đang chuẩn bị phóng. Ảnh: Tuổi Trẻ

Các thành viên câu lạc bộ khoa học của trường túm tụm bên nhau với đủ loại đồ đạc. Cả nhóm ngồi dưới nền, chăm chú vào những đoạn ống nối, van bơm khí, rồi đo đạc, dùi, cắt những chai nhựa, thùng giấy.

Thày Nguyễn Thành Tương, giáo viên vật lý, cho biết: “Mọi thứ đều do các em tự mày mò, nghiên cứu, sáng chế...”. Đây là trò chơi khoa học phóng “tên lửa” bằng nước của Nhật Bản.

Từ sự hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn một vài nguyên tắc hoạt động cơ bản của thày cô bộ môn vật lý, cả nhóm quyết tâm chế tạo "tên lửa". Sau giờ học trên lớp, mọi người chia nhau đọc tài liệu, nghiên cứu về các nguyên tắc hoạt động của tên lửa. Sau giờ học, Phước Thịnh “nhào” vào Internet “lần theo những cú phóng của tên lửa trò chơi quốc tế - water rocket”.

Gần hai tháng tìm tòi, nghiên cứu, cả nhóm cho xuất xưởng những chiếc “tên lửa”. Thày Thịnh đánh giá: “Tuy hình thức không bắt mắt như “tên lửa” mô hình của Nhật (chế tạo bằng máy với kiểu dáng hiện đại) nhưng “tên lửa” của học trò trường Lê Hồng Phong lại có ưu thế hơn: siêu rẻ".

“Tên lửa” là hai chai nước ngọt nhựa được gắn chặt với nhau bởi một đoạn ống nước nhựa có đường kính 21mm. Đầu “tên lửa” được gắn chóp nhọn để không bị cản không khí và nhét đầy đất sét tạo quán tính khi phóng lên cao.

Khâu chuẩn bị phóng “tên lửa” khá nhanh, khoảng 5 phút: đổ nước vào gần nửa chai, gắn “tên lửa” vào giàn phóng rồi dùng bơm cho khí vào trong chai thật căng... Một người đứng bơm, người giữ miệng chai để giật dây rút cho “tên lửa” bay lên. Chiếc thứ hai nhanh chóng được đưa vào giàn phóng, “tên lửa” bay cao hơn và rớt trên mái ngói. Trước đây, “tên lửa” chưa có dù, thường bay mất luôn hoặc khi rớt xuống bị hư đầu. Nhóm nghĩ ra phải làm dù giữ “tên lửa”.

Những chiếc “tên lửa” đều rời giàn phóng rất mạnh mẽ bay vút lên bầu trời hàng chục mét, bung dù hạ cánh an toàn. “Tụi mình đang nghiên cứu làm tên lửa hai tầng, phóng ngoạn mục hơn. Tên lửa khi phóng lên cao tách thành hai khoang riêng biệt rồi phun nước trên không...”, các bạn trẻ mơ ước.

(Theo Tuổi Trẻ)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật