EVN khó khăn khi tái cơ cấu

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Với đặc trưng của điện lực, khi thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải xác định rõ mô hình hoạt động, gắn liền với các ngành nghề kinh doanh chính”. Ủy viên UBTV Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Trưởng đoàn giám sát (UBTVQH) Nguyễn Văn Giàu tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực VN (EVN), ngày 30.7.
EVN khó khăn khi tái cơ cấu
Mỗi lần tăng giá điện, EVN lại chịu sức ép rất lớn từ dư luận xã hội. Mỗi lần tăng giá điện, EVN lại chịu sức ép rất lớn từ dư luận xã hội.

Đầu tư trên 100.000 tỉ đồng/năm

Báo cáo với Đoàn giám sát của UBTVQH về kết quả thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, ông Phạm Lê Thanh - TGĐ EVN cho biết, thực hiện QĐ 1782/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012- 2015, EVN đã nỗ lực tập trung thực hiện đầu tư các công trình phục vụ ngành nghề kinh doanh chính, không đầu tư dàn trải.

Để đảm bảo mục tiêu đầu tư, EVN đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm (2011 - 2015) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 854/QĐ-TTg ngày 10.7.2012. Theo đó, tổng nhu cầu đầu tư trong giai đoạn 2011- 2015 của toàn tập đoàn là 501.470 tỉ đồng (bình quân trên 100.000 tỉ đồng/năm). Thực tế thực hiện trong 3 năm 2011 - 2013, tổng giá trị khối lượng đầu tư xây dựng của EVN đạt 236.664 tỉ đồng. Giá trị giải ngân đạt 227.379 tỉ đồng, không để xảy ra tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Trong 3 năm 2011-2013, EVN đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển KT-XH của đất nước. Công tác điều hành sản xuất đã bám sát tình hình phụ tải và diễn biến thủy văn để huy động nguồn hợp lý nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, các nguồn giá thành thấp (thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí chạy khí) đã được huy động tối đa, các nguồn giá thành cao (chạy dầu) được huy động thấp.

Hệ thống điện vận hành ổn định, an toàn trong điều kiện truyền tải cao liên tục tuyến Bắc- Nam, chủ động chuẩn bị phòng chống bão lụt, giữ được an toàn cho các hồ đập thủy điện, hạn chế thiệt hại và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai.

Về việc thoái vốn, giảm vốn tại 7 Cty cổ phần (CTCP), tính đến hết năm 2013, EVN đã hoàn thành việc thoái vốn lần 1 tại CTCP Bảo hiểm Toàn cầu, Ngân hàng TMCP An Bình và thoái vốn toàn bộ tại CTCP đầu tư và xây dựng Điện lực VN, với tổng giá trị thu về là 283 tỉ đồng. 6 tháng đầu năm 2014, EVN tiếp tục thực hiện thoái vốn thành công tại CTCP bất động sản Sài Gòn Vina và CTCP bất động sản Điện lực miền Trung. Hiện đang thực hiện các bước thoái vốn, giảm vốn tại Ngân hàng TMCP An Bình, CTCP chứng khoán An Bình, CTCP Bảo hiểm Toàn cầu, Cty Tài chính CP Điện lực.

EVN cũng đang từng bước thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, trong đó đã thành lập 3 TCty phát điện và đang chuẩn bị tiến hành cổ phần hóa. Đến năm 2017, hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, theo đó 5 TCty phân phối sẽ mua điện trực tiếp từ các nhà máy và thuê đường dây của EVN. Đến năm 2022, hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Ông Phạm Lê Thanh nhấn mạnh, đây là lộ trình tái cơ cấu trong ngắn hạn mà EVN đã và đang thực hiện.

Không bao cấp tràn lan

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TPHCM - Ủy viên Ủy ban Kinh tế - ông Trần Du Lịch đưa ra quan điểm: Trong tiến trình tái cơ cấu của EVN, riêng giá điện cần xác định rõ mục tiêu hướng tới là không còn bao cấp mà chỉ hỗ trợ cho hộ nghèo. Bởi, nếu tiếp tục duy trì giá điện bao cấp thì các ngành sản xuất thép, ximăng... với công nghệ lạc hậu sẽ tiêu tốn điện gấp 1,3- 1,5 lần so với Thái Lan. Đây là điều hoàn toàn bất hợp lý và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế VN. Như vậy, vấn đề cần đặt ra ở đây là phải có cơ chế đối với giá điện, buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, hiện nay mỗi lần EVN tăng giá điện lại chịu sức ép rất lớn từ dư luận xã hội. Có thể thấy, gỡ được vấn đề này không hề đơn giản, là bài toán đặt ra trong quá trình tái cơ cấu của EVN.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm là một ngành đầu tư rất lớn và dài hạn nhưng EVN chủ yếu tự huy động vốn vay trong nước và nước ngoài, rủi ro rất lớn. Đồng tiền VN từ khi xuất hiện đến nay, tỉ lệ mất giá rất lớn và cao hơn các đồng tiền khác. Vì vậy, nếu không có cơ chế đặc biệt thì sau khi tái cơ cấu, việc huy động vốn cho các dự án điện vẫn tiếp tục khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế, khả năng duy trì tính ổn định rất khó. Ngoài ra, ngành điện còn là ngành sản xuất mà sản phẩm không dự trữ được, vẫn phải phụ thuộc vào thiên nhiên (thủy điện chiếm khoảng 40% cơ cấu nguồn điện). “Đây là những vấn đề vẫn còn tồn tại, mà nếu không tuyên truyền, không giải thích thì mỗi lần tăng giá điện hoặc báo lỗ, lãi sẽ tạo ra phản ứng gay gắt trong xã hội, làm cho quá trình tái cơ cấu EVN thêm khó khăn” - ông Kiêm khẳng định.

Tháo gỡ khó khăn nội địa hoá thiết bị nhà máy nhiệt điện

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về kiểm điểm việc thực hiện triển khai thiết kế, chế tạo thiết bị nội địa hoá các nhà máy nhiệt điện. Để chủ trương đi vào thực tế, theo Bộ Công Thương, hiện có khoảng 11 hạng mục thiết bị trong gói thầu EPC các nhà máy nhiệt điện mà năng lực của các doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể đảm đương được, nhưng đang gặp nhiều khó khăn do các cơ chế ưu đãi trong QĐ 1791/QĐ-TTg chậm đi vào thực tế. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đẩy nhanh trình tự thủ tục triển khai các cơ chế, thực hiện giao ban thường xuyên để tháo gỡ... Theo Quy hoạch điện VII, tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 60 nhà máy nhiệt điện được xây dựng, trong đó phần chi phí thiết bị chiếm khoảng 60-70% tổng vốn đầu tư, tương đương khoảng 67 tỉ USD. Trong khi đó, hầu hết các dây chuyền thiết bị nhiệt điện tại VN hiện nay đều do nhà thầu nước ngoài cung cấp theo hình thức tổng thầu EPC, chủ yếu là nhà thầu Trung Quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật