Doanh nghiệp cần phải thay đổi triệt để

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là thông tin tại hội thảo “Diễn biến mới trong hội nhập kinh tế TPP, AEC, giao thương với Trung Quốc và lời khuyên cho doanh nghiệp”.
Doanh nghiệp cần phải thay đổi triệt để
Ảnh minh họa

Do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp - BSA vừa tổ chức tại TP HCM.

Kinh tế thời đại với sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ. Toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại, dịch vụ và đầu tư phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và hình thức biểu hiện. Thế giới chuyển từ 2 cực sang đa cực, trong đó nổi lên là sự gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các nền kinh tế mới nổi.

Các quốc gia cần có các giải pháp về phát triển các vật liệu và các dạng năng lượng mới đi đôi với áp dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng. Cải cách thể chế quản lý quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là thể chế quản lý thị trường tài chính. Tiến trình công nghiệp hóa được rút ngắn, các nước cũng như doanh nghiệp đi sau có thể đuổi kịp, thậm chí vượt lên nếu có chiến lược đúng đắn. Hội nhập quốc tế là xu thế của thời đại, là điều kiện cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng tăng trưởng, giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển (nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại) cho biết phát triển liên tục của công nghệ và sáng tạo nhằm tạo ra năng suất cao và phát triển nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Mạng lưới kinh doanh và chuỗi giá trị toàn cầu phát triển. Cần thay đổi chiến lược trong công ty, cả hình thái tổ chức. Từ kỷ nguyên công nghệ chế tạo sang công nghệ cao do công nghệ thông tin dẫn dắt.

Các chuyên gia còn cho biết tự do hóa thương mại, phát triển thương mại và đầu tư trên cơ sở khai thác và tạo lập lợi thế so sánh, chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh. Qua đó mở rộng thị phần và thúc đẩy sản xuất, dịch vụ, tạo việc làm. Thị trường mở không phân biệt đối xử, công khai minh bạch về cơ chế chính sách, bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp chung. Mở cửa  thị trường thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư.

Gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, Hiệp định MDTD ASEAN gồm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc (ACTIG), ASEAN - Hàn Quốc (AKTIG), ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA), ASEAN - Ấn Độ (AITIG). Các hiệp định đang đàm phán như hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có mức độ tự do hóa cao, xóa bỏ thuế quan 100% trong vòng 10 năm và 90% được xóa bỏ ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Các hiệp định thương mại khác đang đàm phán như MDTD Việt Nam - EU, MDTD Việt Nam - Liên minh thuế quan Nga - Kazakhstan - Belarus. Ngoài ra còn bắt đầu đàm phán FTA với Hàn Quốc, FTA với hiệp hội MDTD châu Âu (EFTA). Khi tham gia sẽ có nhiều cơ hội về thị trường tiêu thụ toàn cầu, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiếp cận công nghệ, giải pháp sản xuất tiên tiến, khoa học quản lý hiện đại, giảm chi phí giao dịch hành chính.

Nếu khai thác tốt các hiệp định MDTD về quy tắc xuất xứ (C/O) để được hưởng ưu đãi thuế quan. Tuân thủ các tiêu chí trong đầu tư và phát triển sản phẩm. Theo đó, doanh nghiệp cần chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh, quy mô kinh tế, doanh nghiệp có kế hoạch phát triển hợp lý, xu hướng giảm giá (do cắt giảm thuế, công nghệ làm tăng năng suất). Ngoài ra, cần phải tái cơ cấu doanh nghiệp, cấu trúc lại chiến lược kinh doanh. Thay đổi cấu trúc tổ chức phù hợp với sự thay đổi công nghệ và thị trường. Xem công nghệ thông tin là phương thức phát triển trong thời đại số.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật