Tình hình biển Đông chiều 26/7: Mỹ kêu gọi tránh hành động leo thang mới tại Biển Đông

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Washington một lần nữa ghi nhận tình hình căng thẳng tại Biển Đông có giảm bớt “đôi chút“ nhưng tiếp tục kêu gọi các bên tránh có thêm những hành động leo thang mới.
Tình hình biển Đông chiều 26/7: Mỹ kêu gọi tránh hành động leo thang mới tại Biển Đông
Tình hình biển Đông chiều 26/7: Mỹ kêu gọi tránh hành động leo thang mới tại Biển Đông

Theo Đài RFI, ngay sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tuần trước, Mỹ đã lên tiếng hoan nghênh động thái "giảm nhiệt" này của Trung Quốc và vào ngày 24/7 (giờ Mỹ), Washington một lần nữa ghi nhận tình hình căng thẳng tại Biển Đông có giảm bớt "đôi chút" nhưng tiếp tục kêu gọi các bên tránh có thêm những hành động leo thang mới.

Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Washington, bà Marie Harf, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận rằng Biển Đông vào thời điểm hiện nay có "hơi khác" so với lúc Trung Quốc gia tăng các hành động gây "căng thẳng" và "bất ổn định" nhằm mục tiêu "thay đổi nguyên trạng."

Dù ghi nhận là tình hình căng thẳng đã giảm phần nào, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục kêu gọi các bên dùng biện pháp ngoại giao để giải quyết các tranh chấp, và tránh "mọi hành động leo thang mới."

Trong thời gian qua, Quốc hội cũng như chính quyền và ngành ngoại giao Mỹ đã liên tục tố cáo Trung Quốc có những hành động khiêu khích làm cho tình hình Biển Đông mất ổn định.

Theo nhiều nhà phân tích sức ép này của Mỹ đã góp phần thúc đẩy Trung Quốc cho rút giàn khoan gây rối khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam của Việt Nam hôm 15/7.

Trung Quốc mua đảo Nhật Bản, gây hấn biển Đông

Mới đây, báo Sankei Shimbun cho biết căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Senkaku chưa hạ nhiệt thì Trung Quốc lại tìm cách để mua một số hòn đảo của Nhật Bản

Được biết, Trung Quốc cũng đang tìm cách mua lại hòn đảo Himesima và hòn đảo khác ở nhóm đảo Fukue nhưng chưa thành.

Katsuyuki Eiji - chủ đầu tư báo Goto Daily có trụ sở ở thành phố Goto nói rằng:

Từ năm 2010, một doanh nghiệp ở Thượng Hải đã thành lập công ty con ở Fukue để xúc tiến việc mua bán đảo với chính quyền địa phương.

Trong khi đó, Ikuko Nakao - Thị trưởng thành phố Goto - cho biết địa phương này thấy hài lòng khi tiến hành các giao tiếp với Trung Quốc, đặc biệt là trong hoạt động mua bán gỗ canh tác tại đảo.

Tuy nhiên, theo ông Ikuko Nakao, chính quyền thành phố Goto cuối cùng đã phải hủy bỏ giao dịch với công ty này vì nhu cầu mua gỗ của họ quá cao mà địa phương không đáp ứng được.

Sankei Shimbun nói rằng đầu tư của Trung Quốc tại Goto tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Nhật Bản hơn là phát động tấn công nhằm vào quần đảo Senkaku.

Báo của Nhật Bản cho biết, nếu đầu tư của TQ tại địa phương mở rộng thì chả mấy chốc tàu cá của TQ sẽ tràn ngập các bến cảng địa phương.

Trung Quốc đang nỗ lực cải tạo nhiều đảo ở Biển Đông với toan tính độc chiếm vùng biển này. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc tiếp tục gây hấn ở Biển Đông

Sau khi di chuyển giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì ngày 23/7, Trung Quốc quay trở lại và tiếp tục có những hành động gây hấn bằng việc đã nạo vét đoạn kênh dài khoảng 1,7 km xung quanh đảo Duy Mộng, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Không chỉ nạo vét kênh trái phép ở Hoàng Sa, Trung Quốc còn lên kế hoạch xây dựng cầu tàu cho du thuyền và bến tàu cho thuyền thu gom rác cùng tàu tiếp tế tại khu vực này, báo South China Morning Post (Hong Kong) đưa tin ngày 24/7.

Về việc Trung Quốc đang nạo vét quanh đảo Duy Mộng (Drummond) thuộc nhóm Trăng Khuyết của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, ông Lê Hải Bình nói: "Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của Trung Quốc tại hai quần đảo này đều bất hợp pháp và vô giá trị".

Giới phân tích xem động thái trên một lần nữa thể hiện thái độ gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong yêu sách chủ quyền ở biển Đông.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật