Các chuyên gia lý giải vì sao máy bay dân sự không tránh được tên lửa?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kênh truyền hình NBC News (Mỹ) ngày 21/7 đã dẫn ý kiến của các chuyên gia hàng không cho biết về lý thuyết, máy bay dân sự Boeing 777 có thể tránh được tên lửa theo kiểu tên lửa Buk SA-11 đã bắn rơi máy bay MH17 nếu máy bay có trang bị thiết bị tránh tên lửa.
Các chuyên gia lý giải vì sao máy bay dân sự không tránh được tên lửa?
Ảnh minh họa

Tuy nhiên theo các chuyên gia ghi nhận máy bay thương mại không trang bị các hệ thống đánh lạc hướng tên lửa như thế vì không thực tế và quá tốn kém.

Cho nên dù cho biết trước sẽ bị bắn bằng tên lửa, phi công máy bay MH17 cũng bó tay vì máy bay không được trang bị thiết bị này.

Thông thường, máy bay quân sự đánh lạc hướng tên lửa bằng hai cách: Phóng đám mây hạt vật chất kim loại để làm xáo trộn hoạt động của radar điều khiển tên lửa hành trình; phóng pháo sáng làm bằng hó‌a chấ‌t để thu hút tên lửa tầm nhiệt.

Vậy tại sao máy bay thương mại không trang bị các hệ thống đánh lạc hướng tên lửa như thế:

Tỉ lệ máy bay bị tên lửa bắn trúng không nhiều: Cựu phi công Tom Casey từng lái máy bay Boeing 777 ghi nhận thiết bị tránh tên lửa không được thiết kế đại trà cho các máy bay thương mại trên thế giới, trừ khi thế giới chìm đắm trong chiến tranh triền miên và mọi không phận đều bị đe dọa.

Theo ông Bruce Rodger, Chủ tịch công ty tư vấn hàng không Aero Consulting Experts (Mỹ), trường hợp máy bay MH17 hay máy bay 007 của hãng Korean Air Lines của Hàn Quốc bị máy bay Liên Xô bắn rơi năm 1983 (tưởng nhầm là máy bay gián điệp) chỉ là vài trường hợp hiếm hoi.

phi công máy bay dân dụng không được huấn luyện: Theo ông Bruce Rodger, thiết bị tránh tên lửa không bảo đảm 100% máy bay không bị tên lửa bắn trúng. phi công còn phải biết điều khiển máy bay hợp lý để tránh tên lửa. Nếu hãng hàng không đã quyết định trang bị hệ thống tránh tên lửa cho máy bay thì cũng cần đào tạo phi công về kỹ năng phát hiện và tránh tên lửa.

Trong trường hợp máy bay MH17, máy bay đã bay trên vùng trời có xung đột mà lẽ ra máy bay nên tránh từ đầu. Do đó, các hãng hàng không thường chọn giải pháp tránh vùng xung đột hơn là trang bị thiết bị tránh tên lửa cho máy bay. Cựu phi công Tom Casey kết luận: “Chỉ công nghệ thôi sẽ không bảo vệ bạn được. Những người trong buồng lái đã có quá nhiều thứ để làm và không nên bị đè thêm gánh nặng với các bài học mà họ không cần”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5659
  1. Vụ MH370 mất tích: Sự cố pin nhiên liệu tiếp nối serie giả thuyết nguyên nhân
  2. Giả thuyết mới lý giải vì sao không thể tìm thấy MH370
  3. Báo Nga: Máy bay MH-17 bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không
  4. Một năm vụ máy bay MH-370 mất tích: Bí ẩn chưa có lời giải
  5. 7 giả thiết lý giải MH370 vẫn biệt tăm sau một năm
  6. Đức: Phe nổi dậy Ukraine bắn rơi MH17 bằng tên lửa của chính phủ
  7. Hà Lan đề nghị Putin hợp tác tối đa về vụ MH17
  8. Thực hiện nguyện vọng cuối cùng của tiếp viên trưởng chuyến bay MH17
  9. Mỹ có ‘bằng chứng xác thực’ về thủ phạm bắn hạ MH17?
  10. Phát biểu lặng người của Ngoại trưởng Hà Lan trước LHQ
  11. Toàn cảnh lễ đón các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay MH17 tại Hà Lan
  12. Chuyên gia Mỹ: ‘Thủ phạm’ hạ MH17 là Ukraine
  13. Đường về nhà chông gai của các nạn nhân vụ MH17
  14. OSCE mở rộng quan sát tại Ukraine thêm 6 tháng
  15. Tổng thống Ukraine: Vụ rơi máy bay MH17 giống sự kiện 11/9
  16. Nga: Chiến đấu cơ Ukraine áp sát MH17 trước khi rơi
  17. Ảnh: Máy bay MH17 thủng lỗ chỗ to như nắm tay
  18. Phe ly khai chuyển hộp đen MH17 cho Malaysia
  19. Người dân Nga ‘xin tha thứ’ trong thảm kịch MH17
  20. Vụ rơi máy bay MH17: Vì sao phương Tây đòi hỏi Nga hợp tác?
  21. Quân nổi dậy Ukraine tuyên bố ngừng bắn quanh khu vực rơi máy bay
Video và Bài nổi bật