Thái Bình: Rút kinh nghiệm “xương máu”, dân vùng biển “cẩn tắc vô áy náy”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù bão Rammasun được dự báo đổ bộ vào Quảng Ninh, nhưng người dân ven biển Thái Bình không lơ là, chủ quan. Trước khi bão vào, việc chằng chống nhà cửa, chòi ngao; di chuyển đồ đạc, neo đậu tàu thuyền được người dân thực hiện rất nghiêm túc.
Thái Bình: Rút kinh nghiệm “xương máu”, dân vùng biển “cẩn tắc vô áy náy”
Các chủ cửa hàng hải sản ven biển chuyển những đồ có giá trị về nơi an toàn để phòng bão về.
Trưa 18.7, tại huyện ven biển Tiền Hải, chủ các nhà sàn kinh doanh hải sản dọc bãi biển thu‌ộc đị‌a phận xã Đông Minh - được biết đến với tên bãi biển Đồng Châu trước kia - đã huy động người trong gia đình ra thu dọn những đồ đạc có giá trị, chuyển vào trong nhà để đảm bảo an toàn.

Anh Vũ Đình Huế (chủ nhà sàn kinh doanh hải sản Linh Huế) cho biết: “Dù bão không trực tiếp đổ bộ vào Thái Bình, nhưng tôi cũng không dám để đồ ở quán nữa. Năm 2012, cơn bão số 8 lịch sử (tức bão Sơn Tinh) được dự báo không về Thái Bình, tôi chủ quan, không cho đồ về nhà. Hậu quả những đồ đắt tiền như tivi, tủ lạnh… bị sóng đánh hỏng hết; nhà sàn thì đổ sập làm tôi thiệt hại đến hơn trăm triệu đồng”.

Còn một chủ đầm ngao - ông Đặng Văn Dư (trú xóm 4, xã Đông Hoàng) cũng có chung tâm trạng… cảnh giác. Sáng 18.7, ông Dư huy động con cháu ra giúp ông chuyển đồ từ chòi ngao trở về. “Cơn bão số 8 năm 2012, tôi chủ quan không thu đồ từ chòi ngao về, cuối cùng bị nước cuốn trôi hết. Lần này, tôi rút kinh nghiệm thu hết đồ về nhà để an tâm. Tôi cũng đã chằng chống chòi ngao cẩn thận rồi. Chứ nếu bị hỏng, sẽ phải làm lại chòi, mà mỗi chòi dựng mới phải tốn đến 16 triệu đồng” - ông Dư nói.

Với người dân là vậy, còn đối với chính quyền, dĩ nhiên cũng chẳng thể chủ quan. Chỉ tuyên truyền thôi chưa đủ, UBND huyện Tiền Hải còn chỉ đạo các chủ hộ nuôi trồng thủy hải sản phải ký cam kết không để số LĐ tại các chòi ngao. Đến chiều 18.7, lãnh đạo huyện túc trực tại các xã để hoàn thành việc di dân trước 15h ngày 18.7. Theo kế hoạch của huyện, đối với khu vực lồng bè, chòi canh, nuôi trồng thủy, hải sản ven biển, có 1.437hộ với 1.989 người phải di dời. Bên cạnh đó, huyện còn có 780 nhà với 1.791 người ở khu vực nhà yếu và 70 hộ với 178 người kinh doanh vật liệu, dịch vụ ven biển cần phải di dời.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật