Vì sao các ngân hàng Nhật hiện ít để ý tới M&A các ngân hàng Việt Nam?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các ngân hàng tiềm năng tầm trung ở Việt Nam không được đánh giá cao hơn các so với các ngân hàng ở các nước khác.

Nói đến các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn nhất hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, phải kể đến 3 thương vụ với các đối tác Nhật Bản.

Năm 2007, Sumitomo Mitsui Banking Corporation chi 225 triệu USD mua 15% cổ phần Eximbank. Năm 2011, Mizuho Financial Group đã bỏ ra 567,3 triệu USD để mua 15% của Vietcombank. Mới đây nhất, cuối năm 2012, The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua gần 20% cổ phần VietinBank với giá 734 triệu USD, cao hơn khoảng 40% so với thị giá.

Tuy nhiên, sau đó, các thương vụ M&A với các đối tác Nhật Bản trở lên trầm lắng. Gần đây nhất, Sacombank đã nới tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư ngoài từ 10% lên 30% vì chưa tìm được cổ đông chiến lược, trong khi trước đó Ngân hàng này có ý định bán 15% cho đối tác Nhật Bản.

Chủ tịch Sacombank trả lời TBKTSG Online vào cuối tháng 2/2014 cho biết Ngân hàng đã làm việc với rất nhiều ngân hàng nước ngoài, trong đó có khá nhiều đối tác từ Nhật Bản nhưng vẫn chưa thể đàm phán được.

Lý giải sự trầm lắng của các thương vụ M&A giữa các ngân hàng Nhật Bản và Việt Nam thời gian gần đây, ông Masakata Sam Yoshida, Giám đốc cao cấp của RECOF - Công ty đầu tiên chuyên tư vấn M&A tại Nhật Bản cho biết, 3 ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản (3 Mega - bank) đã đầu tư vào các ngân hàng cụ thể vào các ngân hàng của Việt Nam.

"Các ngân hàng tiếp theo ở cấp lớn và trung bình có rất nhiều các ưu tiên ở các thị trường khác nhau trong khi các ngân hàng tiềm năng tầm trung ở Việt Nam không được đánh giá cao hơn các so với các ngân hàng ở các nước khác".

Đồng thời, ông Yoshida cho biết, khi phải thực hiện các thương vụ M&A ở các ngân hàng trong khu vực thì các ngân hàng thuộc nhóm 2 tại Nhật Bản không còn nguồn vốn dồi dào để thực hiện các thương vụ M&A lớn như kể trên.

Tuy nhiên, ông Yoshida cũng bổ sung rằng, đây là xu hướng mà Công ty ông quan sát tới thời điểm này. Trong khi đó, một số dấu hiệu cho thấy các ngân hàng ở cấp thứ 2 ở Nhật Bản có thể đang chuẩn bị cân nhắc để thực hiện các thương vụ ở Việt Nam.

Đánh giá nhận định M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giữa các tổ chức trong nước đang trầm lắng sau hàng loạt các thương vụ hợp nhất - sáp nhập thời gian trước, bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Chánh thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (từng là Vụ trưởng Vụ quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng) cho rằng, M&A vẫn tiếp tục là một xu hướng.

Cho tới thời điểm hiện tại, bà Hòa cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã thu hồi giấy phép 7 tổ chức tín dụng, trong đó có 5 ngân hàng thương mại cổ phần và 2 công ty tài chính.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận chính thức cho VPBank mua lại Công ty tài chính Than khoáng sản để hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng và chấp thuận về chủ trương cho 1 ngân hàng thương mại cổ phần sáp nhập với một ngân hàng thương mại cổ phần khác và 1 ngân hàng thương mại mua lại công ty tài chính.

Bà Hòa cũng tiết lộ, theo các nguồn tin chưa chính thức, nhiều ngân hàng và các công ty tài chính đang trong quá tình đàm phán, thương thảo để tiến hành các quá trình sáp nhập, hợp nhất.

"Các thương vụ đã được chấp thuận chủ trương và chấp thuận về mặt nguyên tắc sẽ hoàn tất trong năm 2014", theo Phó Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật