Flappy Bird là game miễn phí hay nhất nửa đầu năm 2014

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vượt qua hàng loạt tựa game đình đám khác, Flappy Bird là game miễn phí hay nhất nửa đầu năm 2014.
Flappy Bird là game miễn phí hay nhất nửa đầu năm 2014
Flappy Bird là game miễn phí hay nhất nửa đầu năm 2014.

Trang tin công nghệ nổi tiếng PhoneArena vừa công bố danh sách bình chọn 24 tựa game hay nhất trong 6 tháng đầu năm 2014. Theo đó, game Flappy Bird miễn phí của lập trình viên người Việt - Nguyễn Hà Đông đã được vinh danh ở vị trí thứ tư.

Đứng trước Flappy Bird lần lượt là Monument Valley (hạng 3), Out There (hạng 2), Wayward Souls (hạng 1). Tuy nhiên, vì cả 3 game này đều thu phí nên Flappy Bird được xem là game miễn phí hay nhất trong danh sách.

Hiện tại Flappy Bird đã được chính tác giả gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng Google Play và App Store. Mặc dù vậy, cái tên Flappy Bird và Nguyễn Hà Đông vẫn luôn được giới công nghệ nhớ tới vì đã một thời "làm mưa làm gió", tạo nên động lực to lớn cho các lập trình viên vững tin hơn trên con đường lập trình game di động.

Bên cạnh đó, theo một báo cáo mới đây của hãng bảo mật McAfee, hãng này đã phát hiện bên trong 270 tựa game "ăn theo" Flappy Bird có chứa mã độc (malware). Con số này chiếm 80% game "nhái" Flappy Bird hiện đang có trên các các kho ứng dụng iOS, Android và Windows Phone.

Hàng loạt game nhái Flappy Bird.

Các chuyên gia bảo mật của McAfee cũng cho biết, phần lớn những mã độc này ẩn chứa trên các game "nhái" Flappy Bird dành cho Android. Bên cạnh đó, những thiết bị chạy iOS đã bị bẻ khóa (jailbroken) khiến cơ chế bảo mật bị thay đổi cũng phải đối mặt với nguy cơ bị dính các loại mã độc khá cao.

Sau khi lây nhiễm vào thiết bị, chúng có thể thực hiện các cuộc gọi, nhắn tin ngầm hay theo dõi, đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng, thậm chí là chiếm quyền điều khiển thiết bị từ xa.

Thực tế, không chỉ riêng Flappy Bird, mà còn tùy thuộc vào mục đích khai thác, hacker có thể làm giả cả những tính năng quen thuộc của những ứng dụng và dịch vụ nổi tiếng khác để đánh lừa người dùng, khiến thiết bị của họ âm thầm bị nhiễm mã độc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật