Mỹ và Đức lại căng thẳng vì bê bối gián điệp

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phát biểu khi ở thăm Trung Quốc ngày 6/9, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo, nếu các báo cáo sau vụ bê bối “gián điệp hai mang“ vừa được công bố, được chứng minh là sự thực, điều này sẽ trở nên thực sự nghiêm trọng, đi ngược lại sự tin tưởng giữa các đồng minh.
Mỹ và Đức lại căng thẳng vì bê bối gián điệp
Chiếc Điện thoại của nữ Thủ tướng Đức Merke từng bị NSA xâm nhập (ảnh: Ibtimes)

Lời giải thích chưa thỏa đáng của Mỹ sau vụ việc vừa mới xảy ra đã gây nên sự bất bình trong chính giới Đức và có nhiều ý kiến đưa ra về các biện pháp đáp trả nhằm vào Mỹ.

Vụ việc bắt nguồn sau khi nhà chức trách Đức bắt giữ một nhân viên tình báo nước này, bị nghi hoạt động gián điệp cho Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ. Truyền thông Đức dẫn thông tin từ giới chức an ninh cho biết, đối tượng bị coi là "gián điệp hai mang" này làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và đã chuyển giao hơn 200 tài liệu để đổi lấy số tiền 34.000 USD. Những thông tin này ngay lập tức đã gây lên làn sóng phản đối trong chính giới Đức.

Tổng thống Đức Joachim Gauck cũng tuyên bố, ông sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu những cáo buộc này được chứng minh, đồng thời nhấn mạnh đến những tác động tiêu cực của vụ việc đối với mối quan hệ đồng minh Mỹ-Đức. Trước đó, Bộ Ngoại giao Đức cũng đã triệu Đại sứ Mỹ tại Berlin tới để giải thích về các báo cáo liên quan tới vụ bê bối do thám.

Trước những căng thẳng này, giới chức Mỹ đã lên tiếng xoa dịu bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh Mỹ-Đức, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ hợp tác để giải quyết thỏa đáng vụ việc.

Người phát ngôn nhà Trắng Josh Earnest cho biết:“Chúng tôi biết vụ việc một công dân Đức bị bắt và các tuyên bố người này có liên hệ với cơ quan tình báo Mỹ. Lý do tôi không thể bình luận về vấn đề đặc biệt này đó là Đức đang trong quá trình điều tra. Mỹ không muốn can thiệp vào quá trình này. Thêm vào đó vụ việc này liên quan trực tiếp đến các vấn đề tình báo Mỹ. Do đó tôi không thể đưa ra bình luận vào thời điểm này”.

Lời giải thích của Mỹ sau vụ việc vẫn khiến Chính phủ Đức bất bình, yêu cầu có các biện pháp đáp trả nhằm vào Mỹ. Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere thông báo đã cho lưu hành một bản ghi nhớ nội bộ về một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với vấn đề thu thập thông tin tình báo, như một lời kêu gọi chống lại việc do thám các đồng minh. Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas cho rằng, Berlin nên cân nhắc đưa các điệp viên ngầm của Mỹ ra tòa.

Vụ gián điệp hai mang lần này xảy ra khi người Đức vẫn chưa nguôi cơn giận sau những tiết lộ của cựu nhân viên Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ Edward Snowden về chương trình do thám của Mỹ nhằm vào các công dân Đức, trong đó có Thủ tướng Merkel. Mặc dù lên tiếng phản đối hành động của Mỹ, nhưng vụ việc dường như bị chìm đi, do hai bên đều lên tiếng nhấn mạnh đến “tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác đồng minh”.

Tuy nhiên, với các bê bối do thám liên tục nổ ra, chắc chắn người Đức không thể không hoài nghi về mối quan hệ gần gũi với Mỹ. Việc Chính phủ Đức thông báo cách tiếp cận mới với vấn đề thu thập thông tin tình báo, sau khi vụ việc xảy ra cho thấy mối quan hệ này đã có sự rạn nứt đáng kể.

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, Đức đã thực hiện một thỏa thuận về các hoạt động do thám với 3 cường quốc đồng minh là Anh, Mỹ và Pháp. Theo đó các quốc gia thân thiện không nên do thám lẫn nhau, thay vào đó là hợp tác và trao đổi thông tin.

Tuy nhiên, những nguyên tắc này có nguy cơ bị hủy bỏ sau hàng loạt các bê bối do thám liên tục nổ ra. Theo như bình luận của một tờ báo Đức, khi một cơ quan tình báo được coi là thân thiện phá vỡ các qui tắc này, họ đã vi phạm vào một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của thế giới tình báo đó là lòng tin và làm tổn hại đến mối quan hệ gần gũi giữa hai quốc gia đồng minh quan trọng này


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật