Trung Quốc ‘đâm’ vào vết thương của Đức để làm đau Nhật

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuối tuần qua, thủ tướng Đức Angela Merkel đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Nhưng có lẽ bà không vui lắm khi giở báo Trung Quốc ra xem người ta viết gì.
Trung Quốc ‘đâm’ vào vết thương của Đức để làm đau Nhật
Thủ tướng Đức Angela Merkel

Báo chí và giới chức Bắc Kinh tỏ ra rất khoái trá khi đâm vào vết thương của nước Đức để làm đau nước Nhật.

Mượn Đức nói xấu Nhật

Những ngày qua, Trung Quốc liên tục tăng cường luận điệu chống Nhật Bản. Họ không bỏ lỡ việc lấy cơ hội từ chuyến thăm của thủ tướng Đức Angela Merkel để chỉ trích việc Nhật Bản xâ‌m lượ‌c trong quá khứ. Điều trùng hợp ở chỗ, ngày bà Merkel đến Bắc Kinh lại rơi đúng ngày kỷ niệm 77 năm đánh dấu ngày đầu Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc.

Lãnh đạo và truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh khác biệt giữa "sự ăn năn" của Đức về việc nhận thức tội ác trong Thế chiến II và lập trường của Nhật Bản. Trung Quốc cảm thấy Nhật Bản vẫn chưa có thái độ và hành động đúng mức để chuộc lỗi cho cuộc xâ‌m lượ‌c và chiếm đóng Trung Quốc.

Trong một cuộc họp với bà Merkel, thủ tướng Lý Khắc Cường đã nêu ra bài học lịch sử. "Tương lai có thể được xây dựng và hòa bình có thể được duy trì nếu bài học từ lịch sử được lưu giữ trong tâm trí", ông nói. Bà Merkel không thèm bình luận.

Bà Merkel không hào hứng khi nghe ông Lý trình bày
Có thể thấy cách mà lãnh đạo và báo chí Trung Quốc đối xử với bà Merkel cực kỳ bất lịch sự, điều mà những nước biết ngoại giao không bao giờ làm. Thế chiến II là nỗi đau của người Đức. Người Đức đã tìm cách thể hiện sự ăn năn bằng những sự kiện họ tự tổ chức và mời các quốc gia khác đến chia sẻ, thông cảm.
Nhưng thật không hay ho chút nào khi nước khác lại lên mặt rao giảng với Đức về bài học lịch sử, khơi lại nỗi đau của họ, nhằm mục đích chỉ trích nước khác.
Chính vì vậy, việc bà Merkel chẳng thèm bình luận lại lời của ông Lý Khắc Cường cho thấy sự khó chịu ra mặt của Đức về cách Trung Quốc đón khách.

Nói người mà không chịu soi gương

Đây không phải lần đầu Trung Quốc hành xử như vậy. Lần sang thăm Đức hồi tháng 3.2014, Chủ tịch Tập Cận Bình từng đề nghị bà Merkel cùng đi đài tưởng niệm Holocaust để tưởng nhớ các nạn nhân của Thế chiến II.
Bà Merkel biết tỏng ông Tập muốn nhân việc này để mắng xéo Tokyo nên từ chối thẳng thừng đến 2 lần. Báo Đức nói: Đức không muốn bị lôi kéo vào tranh cãi giữa Trung Quốc với Nhật Bản và càng không thích Bắc Kinh liên tục xới lại quá khứ đau thương của họ.

Ông Tập thất vọng khi 2 lần bị nữ thủ tướng Đức từ chối
Vừa qua, ông Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu tại bảo tàng Trung - Nhật ở ngoại ô Bắc Kinh, nhân 77 năm vụ Lư Cầu Kiều. "Lịch sử là lịch sử và sự thật là sự thật. Không ai có thể thay đổi lịch sử và sự thật", Chủ tịch Tập nói với đám đông rất hùng hồn.

"Bất cứ ai có ý định chối bỏ, xuyên tạc, tô hồng lịch sử xâ‌m lượ‌c sẽ không bao giờ được dung thứ bởi người dân Trung Quốc và nhân dân các nước khác... Một điều đáng tiếc là một số ít người vẫn phớt lờ lịch sử và thực tế là hàng chục triệu người dân vô tội đã thiệt mạng trong chiến tranh".

Những lời ông Tập nói nên dành cho cả người Trung Quốc chiêm nghiệm. Ông Tập nên giải thích rõ hơn với thế giới việc tại sao lại chiếm đóng bất hợp pháp các đảo tại Trường Sa của Việt Nam cũng như việc đưa giàn khoan hoạt động phi pháp tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Chính Bắc Kinh mới là bên đang chối bỏ lịch sự và sự thật.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật