12 điều nhận dạng sếp của bạn là người rất ‘khủng khiếp’

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong mọi môi trường làm việc thì điều khiến các nhân viên cảm thấy thoái mái hay áp lực thì một phần là do người quản lý.
12 điều nhận dạng sếp của bạn là người rất ‘khủng khiếp’
Ảnh minh họa

1. Luôn kiểm soát nhân viên

Một sếp tồi là người không biết tin tưởng nhân viên. Họ luôn kiểm soát mọi việc theo ý họ từ những thứ nhỏ nhặt nhất và nhân viên bắt buộc phải theo..

2. Có thể nổi giận bất kỳ lúc nào



Một sếp xấu là người lúc nào cũng trong trạng thái tức giận. Các nhân viên không thể tiếp cận với sếp vì bất kỳ lúc nào, họ cũng có thể bị mắng té tát bởi những cơn giận chẳng đâu ra đâu.

3. Không dứt khoát

Một người quản lý tốt luôn biết cân nhắc các lựa chọn và đưa ra quyết định nhanh chóng. Quản lý tồi thì luôn lưỡng lự, không thể dẫn dắt nhân viên tốt và hậu quả sẽ là những kết quả xấu.

4. Thiếu tầm nhìn

Một người không có cái nhìn dài hạn, không thấy trước được công việc sẽ chuyển biến như thế nào để dẫn dắt nhân viên thì không thể là một người sếp tốt.

5. Cứng đầu

Một ông chủ không cởi mở với nhân viên sẽ có xu hướng mắc sai lầm nhiều hơn. Lý do là vì họ không thừa nhận sai sót của mình hoặc xem xét những đề nghị của người khác.

6. Bảo thủ


Những người bảo thủ sẽ không bao giờ có cái nhìn tốt về tương lai phát triển bởi vì họ không chịu thay đổi.

7. Chủ nghĩa hoàn hảo

Một sếp theo chủ nghĩa hoàn hảo sẽ hạn chết tất cả sự sáng tạo của nhân viên. Đó là một sếp kiểm soát mọi hoạt động của nhân viên nhằm bảo đảm mọi thứ luôn tốt đẹp, an toàn. Nhưng rất tiếc, đó lại là một địa ngục bó buộc cho nhân viên.

8. Lãnh đạo bằng sự sợ hãi




Các sếp vô cùng thô lỗ. Họ nghĩ rằng, các nhân viên sợ họ là các nhân viên đang tôn trọng họ. Nhưng ngược lại, nhân viên chỉ cảm thấy không thích làm việc cùng sếp và sẽ không hề trung thành.

9. Làm việc theo cảm tính

Một sếp tồi là người quyết định mọi việc dựa trên cảm tính chứ không theo lí tính. Điều đó đồng nghĩa với những sai sót liên miên mà nhân viên phải giải quyết hậu quả.

10. Thiên vị trong công việc

Nhân viên sẽ cảm thấy vô cùng chán nản nếu biết rằng, cho dù làm việc chăm chỉ đến đâu, miệt mài đến đâu thì cũng không thăng tiến nhanh bằng một anh chàng vớ vẩn nào đó được sếp quý.

11. Ngạo mạn

Sếp chỉ biết nghĩ đến mình thì tất nhiên là sẽ không quan tâm đến nhân viên. Và như thế, đồng nghĩa với việc nhân viên chẳng còn cảm tình gì với sếp.

12. Luôn đổ lỗi

Môt biểu hiện rõ ràng nhất: Nhân viên luôn luôn sai dù đó là lỗi của sếp và sếp luôn được khen dù là thành tích của nhân viên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật