Nga vẫn cố mua tàu Mistral của Pháp vì muốn...tiết kiệm

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga có đủ khả năng để đóng tàu Mistral nhưng vẫn cố mua của Pháp vì như vậy sẽ giúp Nga tiết kiệm chi phí và thời gian đóng tàu...
Nga vẫn cố mua tàu Mistral của Pháp vì muốn...tiết kiệm
Tàu đổ bộ trực thăng Mistral sắp được Pháp bàn giao cho Nga.

Nhật báo Libération của Pháp đã có bài viết "Pháp-Nga, Mistral thắng cuộc" nói về sự kiện 400 lính hải quân Nga đến thành phố cảng Saint-Nazaire của Pháp để được đào tạo việc điều khiển chiến hạm Mistral.

Loại chiến hạm hiện đại này sẽ được Paris chuyển giao cho Moscow, mặc cho các áp lực của Mỹ trước đó đã đòi hỏi Pháp ngưng bán chiến hạm này cho Nga.

Hợp đồng mua tàu chiến này của Nga đã được kí kết với Pháp vào năm 2011, việc kí kết hợp đồng này cũng là lần đầu tiên Nga mua vũ khí nước ngoài kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và đã được Tổng thống Pháp khi đó là Nicholas Sarkozy ca ngợi như một bước tiến quan trọng trong quan hệ Pháp - Nga.

Hợp đồng này trị giá 1,2 tỉ euro, theo đó Pháp bán cho Nga tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral, với khả năng vận chuyển thiết bị quân sự và binh lính đến nơi xảy ra chiến sự.

Sau khi kí kết hợp đồng mua tàu chiến này với Pháp, giới công nghiệp quốc phòng Nga đã phản ứng dữ dội và họ đã đặt ra câu hỏi: "Vì sao lại mua tàu chiến của Pháp trong khi Nga có thể sản xuất được?".

400 lính hải quân Nga trên đường đến Pháp để được đào tạo việc điều khiển chiến hạm Mistral.

Các nhà nghiên cứu chiến lược quân sự đã giải thích rõ về việc Nga mua tàu Mistral của Pháp mà không tự sản xuất.

Nhà nghiên cứu Pieter Wezeman của viện Nghiên cứu Chiến lược Sipri ở Stockholm giải thích: "Nếu hai chiến hạm này không được Pháp bán cho, Nga cũng tự đóng được nếu dựa vào nền công nghiệp của chính mình. Như thế sẽ lâu hơn, chất lượng kém hơn".

Chuyên gia Philippe Migault của viện quan hệ Quốc tế và Chiến lược thì cho biết: "Nga có vấn đề trong lãnh vực hàng hải: việc tự đóng tàu luôn trễ tràng và giá thành bị đội lên. Khi nhờ đến kỹ nghệ Pháp, họ biết rằng sẽ được giao đúng hạn, đồng thời mua được kỹ năng: nhờ tự động hóa, chỉ cần có 200 thủy thủ trên chiếc Mistral trong khi lẽ ra quân số phải gấp ba".

Một động thái liên quan đến việc chuyển giao tàu chiến này là vì nếu hủy hợp đồng này Pháp sẽ phải bồi thường hợp đồng trị giá 1,2 tỉ euro, cũng như thanh toán cho cơ sở đóng tàu STX cho Nga.

Đồng thời việc này sẽ giảm uy tín nặng nề công nghiệp quốc phòng Pháp  trước những khách hàng tiềm năng như Ấn Độ, Brazil, Chile…, nhất là khi Pháp đang muốn cạnh tranh với Mỹ trong buôn bán vũ khí những năm gần đây.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật