Nông dân hi vọng được mùa vải mà không bị rớt giá

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là hi vọng của người trồng vải, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân giải đáp các băn khoăn về ứng dụng tiến bộ khoa học trong bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” hôm 29/6…
Nông dân hi vọng được mùa vải mà không bị rớt giá
Ảnh minh họa

Thực tế sản xuất chứng minh khoa học và công nghệ ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế và từng gia đình. Nông dân, ngư dân, những người vốn không quen với các phương tiện hiện đại cũng cảm nhận rõ sức ép của việc thiếu kiến thức khoa học, công nghệ và việc chưa tiếp cận được các quy trình chế biến, bảo quản tiên tiến dẫn đến chất lượng, giá trị nông sản thấp và họ luôn phải lo lắng đầu ra cho các sản phẩm mỗi khi thu hoạch.

Thị trường Nhật Bản, giá 5 quả vải bán tới vài trăm nghìn đồng Việt Nam trong khi nông dân trồng vải trong nước đang bán từ 7.000 đồng đến 8.000 đồng/kg. Nếu không bán thì cũng không có cách nào bảo quản quả vải đang trong vụ thu hoạch. Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết: Cách đây 3 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ cụm vải thiều Lục Ngạn xây dựng chỉ dẫn địa lí cho cây vải, nhờ vậy giá bán của vải thiều Lục Ngạn cao hơn nhiều so với trước. Nông dân đã bớt phải bán đổ bán tháo khi vào mùa chín rộ. Tuy vậy, đây cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn. Về lâu dài, cần phải có công nghệ bảo quản, chế biến. Năm 2013, Bộ đã có chương trình hợp tác với Nhật Bản về bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, trị giá gần 1 triệu USD. Đó là công nghệ CAS (Hệ thống tế bào còn sống) của Nhật Bản để sử dụng bảo quản hải sản, nông sản hàng hóa xuất khẩu.

Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản để thâm nhập vào thị trường. Một loại quả muốn vào được thị trường các nước phát triển thì phải qua rất nhiều công đoạn. Ta phải đưa họ một sản phẩm mẫu. Sau khi họ chấp nhận, thấy rằng có khả năng tiêu thụ, lúc đó mới kí hợp đồng. Nhưng ngay cả khi họ đã chấp nhận thì việc đưa một sản phẩm vào quốc gia có những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe như Nhật Bản và các nước Châu Âu không dễ dàng. Chắc chắn người nông dân trồng vải phải tổ chức sản xuất lại, phải trồng, chăm bón, thu hoạch theo quy trình, trước mắt là tiêu chuẩn Việt Nam (Viet Gap), còn về lâu dài là những tiêu chuẩn quốc tế (Global Gap). Khi đó, quả vải mới có được chất lượng đồng nhất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hi vọng năm tới sẽ xuất khẩu được vải quả sang Nhật Bản. Tuần tới, công-ten-nơ đầu tiên với 10 tấn quả vải từ Lục Ngạn sẽ lên đường sang Nhật Bản, nếu được thị trường này chấp nhận thì sẽ giúp nông dân tiêu thụ vải quả tốt hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng giải đáp công nghệ bảo quản cá ngừ, công nghệ chế biến tỏi trắng thành tỏi đen làm tăng giá trị thành phẩm nông sản.

Hiện trong lĩnh vực bảo quản hải sản, nông sản, CAS là công nghệ hiện đại nhất, với nguyên lí kết hợp giữa từ trường và đông lạnh nhanh. Hải sản và trái cây được bảo quản bằng công nghệ CAS sẽ giữ được chất lượng, độ thơm ngon như mới thu hoạch, mặc dù thời gian lưu trữ có thể một hay nhiều năm, tùy đối tượng. Đây là công nghệ đã được áp dụng rất hiệu quả tại nhiều doanh nghiệp chế biến và kinh doanh hải sản, nông sản, thịt gia súc, gia cầm và thực phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầu tư, giai đoạn 1 là nhập khẩu công nghệ, làm chủ công nghệ và thí nghiệm thành công với quả vải, tôm sú và cá ngừ.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật