73 quốc gia thiếu hộ sinh trầm trọng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
73 quốc gia, trong đó có Việt Nam - nơi đang cần dịch vụ y tế hộ sinh nhất đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng hộ sinh.
73 quốc gia thiếu hộ sinh trầm trọng
Ảnh minh họa

Thông tin này được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) công bố trong báo cáo Tình trạng hộ sinh thế giới 2014 được tổ chức sáng nay (2/7) tại Hà Nội.

Báo cáo nêu bật các số liệu mới nhất về việc thiếu hụt trầm trọng lực lượng hộ sinh tại 73 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Báo cáo cũng gợi ý những chiến lược mới để giải quyết sự thiếu hụt này nhằm cứu sống hàng triệu mạng sống của phụ nữ và trẻ sơ sinh, bao gồm: tính sẵn có; khả năng tiếp cận; mức độ chấp nhận được và chất lượng của dịch vụ hộ sinh.

73 quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh được đề cập trong báo cáo chiếm đến 96% tổng số ca t‌ử von‌g mẹ, 91% tổng số ca thai chết lưu và 93% tổng số ca t‌ử von‌g sơ sinh trên toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia này chỉ chiếm 43% tổng số hộ sinh, y tá và bác sĩ trên toàn thế giới.

Hầu hết các quốc gia trong báo cáo không có đủ số lượng cán bộ hộ sinh cần thiết, và hơn ¾ các nước đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng cán bộ hộ sinh, điều này dẫn đến những cái chết không đáng có của phụ nữ và trẻ sơ sinh.

Báo cáo tình trạng hộ sinh 2014 cũng kêu gọi các quốc gia nên sớm đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo cho các cán bộ hộ sinh nhằm thu hẹp khoảng trống đang tồn tại. Theo một nghiên cứu tại Bangladesh, đầu tư vào giáo dục và đào tạo cho hộ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế có thể đem lại lợi ích tới 16 lần chi phí bỏ ra.

Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: “Vai trò của hộ sinh và công tác hộ sinh là cực kỳ quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam. Đội ngũ cán bộ hộ sinh, một lực lượng chính trong những người đỡ đẻ có kỹ năng, thành thạo về chuyên môn, có nhiệt huyết và được trợ giúp, là chìa khóa then chốt cho thành công giảm t‌ử von‌g mẹ và trẻ sơ sinh và đạt được các Mục tiêu thiên niên kỷ MDGs số 4 (giảm thiểu số trẻ t‌ử von‌g), 5 (cải thiện sức khỏe bà mẹ và tiếp cận phổ cập đến dịch vụ sức khỏe sinh sản) và 6 vào năm 2015.

Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, và làm việc trong hệ thống y tế hoàn thiện, đội ngũ hộ sinh có thể cung cấp đến 87% dịch vụ công tác chăm sóc y tế cần thiết cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời giảm tới 2/3 số ca t‌ử von‌g bà mẹ và trẻ sơ sinh. Các phát hiện ở 73 quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo đã có sự giảm biến tích cực số ca t‌ử von‌g mẹ (giảm 3% mỗi năm từ 1990) và số ca tử vong sơ sinh giảm 1,9% mỗi năm từ năm 1990. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quốc gia còn cần phải giải quyết vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe thai sản.

Do đó, báo cáo 2014 đưa ra các khuyến nghị giúp thu hẹp khoảng trống và đảm bảo đất cả phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tìn‌ּh dụ‌ּc, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Các dịch vụ này bao gồm: chăm sóc phòng ngừa và hỗ trợ từ đội ngũ hộ sinh, tiếp cận ngay các dịch vụ cấp cứu khi cần theiets; hoàn thành giáo dục sau trung học. Từ một cái nhìn rộng hơn, phụ nữ nên kết hôn muộn, được tiếp cận dinh dưỡng lành mạnh và được khám thai bốn lần trước khi sinh.

Ông Arthur Erken, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: “Hằng năm, vẫn còn khoảng 300.000 phụ nữ trên thế giới t‌ử von‌g trong quá trình sinh con. Cứ hai phút thì có một phụ nữ t‌ử von‌g do những tai biến trong quá trình mang thai và sinh con. Do đó, đầu tư cho nhân lực y tế, đặc biệt cho cán bộ hộ sinh là một trong những sự đầu tư đúng đắn nhất mà mỗi quốc gia có thể thực hiện. Việc củng cố vị thế của hộ sinh là hết sức quan trọng…”.

Ông Arthur Erken cho rằng, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường các dịch vụ làm mẹ an toàn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vẫn còn có sự khác biệt lớn giữa khu vực đồng bằng và miền núi, với tỷ lệ t‌ử von‌g bà mẹ cao hơn tại vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số; số lượng người đỡ đẻ có kỹ năng ở các vùng sâu, vùng xa cũng có sự thiếu hụt nhiều so với đồng bằng…

“UNFPA tại Việt Nam cam kết hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam để đảm bảo rằng việc phổ cập y tế, bao gồm sức khỏe tìn‌ּh dụ‌ּc và sinh sản sẽ trở thành hiện thực. Thông qua hợp tác và cùng nhau làm việc, tôi tin rằng không có mục tiêu nào là quá khó để đạt được” - ông Arthur Erken nhấn mạnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật