Trung Quốc bị Mỹ cho ‘leo cây’ tại tập trận quân sự

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc tập trận quân sự đa quốc gia liên hợp trên biển lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2014) bắt đầu từ ngày 26.6 và kéo dài tới ngày 1.8.2014.
Trung Quốc bị Mỹ cho ‘leo cây’ tại tập trận quân sự
Ảnh minh họa

Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc cử một biên đội tàu chiến tham gia và có quy mô chỉ kém nước chủ nhà Mỹ.Nhiều học giả Trung Quốc đã phấn khởi coi đây là biểu tượng giao lưu quân sự mật thiết Mỹ - Trung. Song trên thực tế, Bắc Kinh vẫn khá cô độc tại RIMPAC lần này.

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2014 ở một mức độ nào đó cho thấy thiện chí minh bạch hóa quân sự của Mỹ. Và việc Trung Quốc cử tàu chiến hiện đại tham gia cũng cho thấy sự đáp trả minh bạch của nước này. Các chuyên gia nhận định, thông qua tham gia diễn tập, hải quân Trung Quốc có thể nâng cao năng lực ứng phó trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hải quân Trung Quốc và hải quân các nước.

Một số nhà bình luận Trung Quốc còn phấn khích, coi đây là biểu tượng giao lưu mật thiết về quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Thậm chí, có người còn cho rằng RIMPAC 2014 sẽ giúp tăng cường hiểu biết giữa hải quân hai nước, giảm thiểu xung đột Trung - Mỹ ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn, người ta sẽ phát hiện sự lạc quan quá ngây thơ của các học giả Trung Quốc. Việc Trung Quốc tham gia RIMPAC 2014 phần lớn chỉ ở các lĩnh vực mang tính hình thức, không có nội dung thực chất.

Mặc dù số lượng tàu chiến mà hải quân Trung Quốc gửi tới tham gia RIMPAC 2014 chỉ sau Mỹ. Nhưng vấn đề cơ bản là Mỹ không cho phép Trung Quốc tham gia các hoạt động cốt lõi của cuộc diễn tập. Hải quân Trung Quốc chủ yếu tham dự các buổi diễn tập trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống như cứu trợ nhân đạo. Đối với các hoạt động có tính chất thực chiến nhất liên quan tới lĩnh vực an ninh truyền thống như diễn tập chống tàu ngầm, chống tàu nước, tác chiến đổ bộ… Trung Quốc không được phép tham gia. Đây hoàn toàn là sân chơi của Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Trong số các hoạt động diễn tập mà Trung Quốc được phép tham gia, chỉ có nội dung pháo kích trên biển là có chút ý nghĩa thực chiến, nhưng trên thực tế, cũng chỉ mang tính biểu diễn, không có nhiều giá trị tập luyện quân sự.

Rõ ràng, nếu xem xét kỹ sự hiện diện hạn chế của Trung Quốc tại RIMPAC lần này, có thể thấy rõ bản chất quan hệ Mỹ - Trung. Từ trước tới nay, căn cứ vào mức độ thân sơ trong quan hệ với Mỹ, các nước tham gia RIMPAC được phân chia thành nhiều thứ hạng.

Một số nước đồng minh có quan hệ mật thiết nhất với Mỹ như Anh, Nhật Bản, Australia không chỉ được tham gia vào các hoạt động diễn tập tối mật như diễn tập hạt nhân, mà còn có thể tham gia vào Bộ Chỉ huy diễn tập, tiến hành phối hợp diễn tập thực chiến với Mỹ. Các nước có quan hệ tương đối xa rời với Mỹ chỉ có thể đứng ở vòng ngoài quan sát, tham gia một số hoạt động diễn tập kém quan trọng và lần tham gia RIMPAC này của Trung Quốc là như vậy.

Tất nhiên, so với việc hoàn toàn bị gạt ra khỏi RIMPAC như trước đây, thì sự hiện diện của hải quân Trung Quốc lần này đã là điều khiến người ta bất ngờ. Nhưng việc Mỹ mời hải quân Trung Quốc rõ ràng không phải một biểu tượng giao lưu quân sự mật thiết như các học giả Trung Quốc thổi phồng, mà xuất phát từ lợi ích tự thân của Mỹ, đó là một cái bắt tay xã giao với Trung Quốc.

Tính toán của Mỹ mời Trung Quốc tham gia RIMPAC xong lại chỉ cho phép tham gia các hoạt động diễn tập hạn chế vừa thể hiện sự cởi mở của Mỹ, vừa giúp Mỹ nắm bắt khả năng thực tế của hải quân Trung Quốc. Vì thế có thể nói, dù đã có mặt ở RIMPAC năm nay, Trung Quốc vẫn rất cô độc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật