Việt Nam chọn xuất thô, vải vẫn mơ ‘giấc mơ xoài Nhật’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vải của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng quả tươi sang Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia... trong đó Trung Quốc chiếm trên 90%.
Việt Nam chọn xuất thô, vải vẫn mơ ‘giấc mơ xoài Nhật’
Ảnh minh họa

90% xuất khẩu sang Trung Quốc

Bộ Công thương cho biết, dự kiến năm 2014 tổng sản lượng vải thiều đạt khoảng 190 nghìn tấn, tăng 13,6% so với mùa vụ năm 2013, trong đó tập trung chủ yếu tại các huyện Thanh Hà, thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương) và các huyện Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).

Thị trường xuất khẩu vải đã có các nước khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU... với các sản phẩm được chế biến từ quả vải như nước vải ép, vải sấy khô, vải đông lạnh đóng lọ có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên con số này mới chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng xuất khẩu.

Trong khi đó, vải vẫn chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng quả tươi sang Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia...là các nước có vị trí địa lý gần với Việt Nam, chiếm đến 85% tổng lượng xuất khẩu. Trong đó lượng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 90%.

Tính đến ngày 20/6/2014, tổng sản lượng quả vải tiêu thụ đã đạt khoảng 61,8 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu qua các cửa khẩu thu‌ộc đị‌a bàn tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn đạt 24,9 nghìn tấn với trị giá là 13,8 triệu USD.Giá trị xuất khẩu bình quân dao động từ 8.500 đồng đến 18.000 đồng/kg.

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, trung bình mỗi ngày có khoảng 1,7 nghìn tấn quả vải tươi của Việt Nam được xuất khẩu qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn sang thị trường tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Để đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa, điều tiết các phương tiện vận tải, bảo đảm công tác vệ sinh môi trường…

Bên cạnh đó, Bộ cũng tìm cách mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng rau quả đặc sản của Việt Nam nói chung và quả vải thiều nói riêng.

Để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng như Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường hơn nữa việc tiêu thụ quả vải tại các siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cho biết, sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang triển khai Đề án “Tổ chức dịch vụ giao nhận và hệ thống phân phối mặt hàng nông, lâm, thủy sản từ vùng sản xuất đến cửa khẩu và xuất khẩu sang Trung Quốc” nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khâu lưu thông, xuất khẩu hàng hóa.

Giấc mơ xoài Nhật vẫn chì là ... giấc mơ

Thời gian vừa qua nhằm tránh phụ thuộc Trung Quốc, nông dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) đã thử nghiệm xuất khẩu vải sang Nhật - một thị trường khó tính nhưng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho loại đặc sản này.

"Ban đầu quy trình kiểm tra có thể ngặt nghèo bởi Nhật là một thị trường rất khó tính, nhưng khi thành công rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn", ông Bùi Huy Tình - Chủ tịch UBND xã Hồng Giang nhận định.

Mới đây, tại Hội nghị “Đối thoại cấp cao Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác nông nghiệp Việt Nam lần thứ nhất”, đại diện Bộ Nông lâm Ngư nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ tập trung nhiều vào hợp tác khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp, cho thấy "giấc mơ xoài Nhật" có thể đã nằm trong tầm tay nhưng những giải pháp đưa ra vẫn chỉ là làm sao để bán được hàng.

Việc thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với Nhật Bản được diễn ra trong bối cảnh giá các mặt hàng gạo, nông sản của Việt Nam thời gian qua được bán với giá rất thấp.

Mặc dù là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng thực tế, giá lúa gạo của Việt Nam cũng đang ở mức rất thấp so với nhiều nước và luôn chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới.

Dưa hấu tại miền Trung giảm mạnh xuống mức 1.000-1.500 đồng/kg, xuất khẩu sang Trung Quốc bị dồn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).

Thậm chí, dưa hấu bán không được, bà con nông dân ở các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà (Quảng Ngãi) đành bỏ cho trâu, bò ăn. Ông Phan Duy Khánh, Chủ tịch UBND xã Tịnh Trà xót xa, chưa bao giờ người dân địa phương trồng dưa hấu bội thu như năm nay thế nhưng thu hoạch về chất đầy sân nhà mà không thể bán được.

Trong khi tại Nhật, một cặp dưa đã từng được mua với giá kỷ lục 1,6 triệu yen (hơn 15.000 USD) tại một cuộc đấu giá ở thành phố miền bắc Sapporo, Hokkaido, một cặp xoài ở miền nam Nhật Bản đã được mua với giá kỷ lục 300.000 yen (62 triệu đồng, gần 3000 USD).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật