Tình trạng thê thảm của phe nổi dậy Syria

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phe nổi dậy Syria mà Mỹ muốn giúp đỡ hiện tại đang ở trong tình trạng thê thảm, khi liên tiếp phải thoái lui trước nhóm cực đoan có liên quan đến al-Qaida và nhiều chiến binh của phe nổi dậy đã từ bỏ cuộc chiến. Không rõ liệu lời cam kết giúp đỡ mới của Mỹ có thể làm thay đổi tình hình, tạo nên sự khác biệt cho phe nổi dậy đang ngày một suy yếu của Syria hay không.
Tình trạng thê thảm của phe nổi dậy Syria
ISIL - nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan đang “làm mưa làm gió“ ở Syria.

Có lẽ chưa bao giờ người ta lại thấy phe nổi dậy Syria lại mờ nhạt, bất lực và yếu kém như hiện tại. Không chỉ bị quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad đánh cho tơi tả, tan tác, phe nổi dậy Syria còn liên tiếp phải thoái lui, đầu hàng trước những cuộc tấn công của nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan có liên quan đến tổ chức khủ‌ng b‌ố Al-Qaeda. Nhóm này ly khai ra khỏi phe nổi dậy và đang giành quyền kiểm soát nhiều khu vực lãnh thổ ở Syria từ chính tay phe nổi dậy. Nhụt chí, chán nản và thất vọng, nhiều chiến binh nổi dậy từ bỏ cuộc chiến. Một số chiến binh với tư tưởng cứng rắn hơn đã ngả theo chiều gió và đang gia nhập vào lực lượng cực đoan.

 

Chính quyền Tổng thống Barack Obama đang tìm kiếm một gói viện trợ trị giá 500 triệu USD để đào tạo và trang bị vũ khí cho những lực lượng nổi dậy mà họ miêu tả là “ôn hòa” trong phe nổi dậy Syria. Dự án này sẽ lớn hơn rất nhiều so với hoạt động hỗ trợ mà CIA đang làm ở Jordan hiện nay nhằm đào tạo vài trăm chiến binh một tháng cho phe nổi dậy Syria. Tuy nhiên, giới chức Mỹ sẽ phải mất cả năm để đưa chương trình mới đi vào hoạt động toàn diện. Mỹ cũng phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là tạo dựng được một lực lượng nổi dậy “ôn hòa” trong một phong trào đang bị thống trị bởi các tư tưởng Hồi giáo.

 

Các nhà hoạt động đối lập phàn nàn rằng, sau một thời gian dài chần chừ, do dự không muốn trang bị vũ khí cho phe nổi dậy Syria để lật đổ Tổng thống Bashar as‌sad - mục tiêu chính của họ, Mỹ hiện giờ đang muốn phe nổi dậy chống lại lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan vì lợi ích của họ. Các nhà hoạt động từ lâu đã tin rằng, nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan sở dĩ có được sức mạnh như ngày nay là vì phe nổi dậy ôn hòa của Syria không được cung cấp sự giúp đỡ của quốc tế. Lực lượng Hồi giáo cực đoan đang ngày một lớn mạnh và đang hướng tới mục tiêu xây dựng một khu vực của riêng họ ở giữa hai nước Syria và Iraq.

 

"Mất 1,5 năm họ mới đưa ra quyết định và điều đó là quá muộn. Nếu ông Obama không chần chừ, do dự quá lâu như vậy, mọi việc đã không xảy ra như ở Iraq hiện nay cũng sẽ không có sự lan rộng của những thành phần cực đoan ở đất nước Syria”, ông Ahmad Ramadan – một thành viên cấp cao của Liên minh Quốc gia Syria (phe đối lập) được phương Tây hậu thuẫn, đã nói như vậy.

 

Trong cuộc gặp với lãnh đạo phe đối lập Syria Ahmed al-Jarba ở thành phố Jeddah của Ả-rập ngày hôm qua (27/6), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khẳng định rõ ưu tiên về việc giúp đỡ phe nổi dậy chống lại Nhóm Quốc gia Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) với hy vọng thành công trong cuộc chiến này ở Syria có thể làm giảm sức mạnh đang nổi lên của nhóm cực đoan ở Iraq.

 

Phe nổi dậy ôn hòa ở Syria “có khả năng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự hiện diện của ISIL và không để nhóm này phát triển ở cả Syria lẫn Iraq”, Ngoại trưởng Kerry phát biểu. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đi theo tháp tùng Ngoại trưởng Kerry sau đó cho biết, phát biểu của ông Kerry không có nghĩa là phe nổi dậy Syria sẽ đi qua biên giới để vào tham gia cuộc chiến ở Iraq.

 

Ông Al-Jarba - người dẫn đầu một liên minh lưu vong chỉ có quyền lực trên danh nghĩa đối với một số chiến binh nổi dậy ở Syria, đã hoan nghênh khoản viện trở mới của Mỹ và kêu gọi Mỹ giúp đỡ thêm nữa. Tuy vậy, ở ngay chính Syria, các nhà hoạt động đối lập tỏ ra hoài nghi về tác dụng của gói viện trợ mới từ Mỹ. Khoản viện trợ đó “sẽ chỉ làm cho cuộc khủng hoảng thêm tồi tệ”. “Họ muốn Syria tham gia vào một cuộc chiến mới” giữa phe nổi dậy với các thành phần cực đoan. “Điều này sẽ chẳng có ích lợi gì cả”, một nhà hoạt động ở thành phố phía bắc Aleppo cho biết.

 

Chỉ huy phe đối lập Syria bị sa thải vì cáo buộc tham nhũng

 

Phe đối lập Syria hôm 26/6 đã sa thải chỉ huy của Quân đội Syria Tự do vì những cáo buộc tham nhũng. Quyết định sa thải này được đưa ra đúng thời điểm Nhà Trắng vừa đề nghị Quốc hội Mỹ cho phép cung cấp khoản viện trợ 500 triệu USD cho phe nổi dậy ôn hòa ở Syria.

 

Theo tuyên bố được phe đối lập Syria đưa ra, người đứng đầu lực lượng này – ông Ahmad Tohme "đã quyết định giải thể Hội đồng Quân sự Tối cao và đưa các thành viên của hội đồng này vào diện điều tra của ủy ban tài chính và quản lý của chính phủ”.

 

Quyết định trên được đưa ra trong bối có rất nhiều thông tin về tình trạng tham nhũng rộ lên trong hàng ngũ của Quân đội Syria Tự do – lực lượng được phương Tây và các chính phủ Ả-rập ủng hộ trong cuộc chiến nhằm chống lại chính quyền của Tổng thống as‌sad.

 

Chính phủ lưu vong của Syria cũng tuyên bố sa thải Tham mưu trưởng của Quân đội Syria Tự do - Thiếu tướng Abdelilah al-Bashir.

 

Phe đối lập kêu gọi “các lực lượng cách mạng trên chiến trường” nhanh chóng thành lập một hội đồng quốc phòng mới trong vòng một tháng và tái cơ cấu toàn diện bộ chỉ huy của quân đội phe nổi dậy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật