‘Hơn 200 người nhìn thấy tai nạn nhưng không ai giúp đỡ’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Câu chuyện đã gây tranh cãi vì lâu nay người Sài Gòn được tiếng là hay giúp đỡ người khác.
‘Hơn 200 người nhìn thấy tai nạn nhưng không ai giúp đỡ’
Hình ảnh người gặp tai nạn ở Sài Gòn nhưng không ai giúp đỡ

Aaron Smith quốc tịch Mỹ, đang sống và làm việc ở Sài Gòn kể lại: "Tôi đang đi trên đường thì nhìn thấy một người đàn ông bị tai nạn ngã xuống từ xe máy, mặt ảnh đập xuống đất cách tôi chừng 50m. Có ít nhất 200 người là đồng bào của anh ấy chạy xe và đi ngang qua chỗ ảnh đang nằm chảy máu, gần như bất động nhưng không ai dừng lại. Tôi và ba tôi (hình) vội chạy đến giúp!".

Câu chuyện được chia sẻ trên facebook và mạng xã hội đã gây tranh cãi gay gắt, vì lâu nay người Sài Gòn được tiếng là hay giúp đỡ người khác.

Bạn Thế Anh chia sẻ trên mạng xã hội rằng, trên đời này còn có người tốt nhưng số ấy hơi ít thì phải. Ở Việt Nam mình thì có quan niệm rất buồn cười là chở người bị tai nạn thì dễ bị "đen", dễ gặp hạn. Hơn nữa còn nhiều trường hợp làm phúc chở người đi bệnh viện còn phải trả tiền viện phí, bị ăn vạ, bị vu cho là thủ phạm gây ra tai nạn. Người với người chẳng tin tưởng về nhau, luôn nghĩ xấu về nhau thế thì làm sao mà có người tốt được chứ!

Tuy nhiên, cũng không ít người phản ứng rằng: "Nói vậy là quá đấy, mình thấy ở đâu có tai nạn xẩy ra nhiều người đến và đưa đi bệnh viện liền, không có sự thờ ơ như thế".

Nhiều người cũng thừa nhận: "Ở đâu cũng có người này người kia, nhưng người tốt bây giờ ít hơn xưa".

Lòng tốt! Người Sài Gòn không thiếu. Nhưng vì quá nhiều lần, thấy lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng, còn gây hại cho bản thân; họ đã “can đảm” từ bỏ nó.

Bạn N.D.T chia sẻ: "Tôi cũng sợ lắm, có lần giúp đỡ hai đồng chí té xe, giúp đỡ xong đồng chí đó kéo lại bảo phải đền bù, xích lại gần đồng chí say xỉn, ngã rồi tỉnh rượu, trong khi đi đường ai biết đấy là đâu, tý nữa công an bắt về đồn. Kinh lắm, ở Việt Nam toàn làm phúc phải tội, không hiểu đầu đuôi thì lướt trên giàn mướp cho chắc cú".

Bạn D.T.D cũng chia sẻ thêm: "Tôi đã từng đưa nhiều người tới bệnh viện cấp cứu nhưng chưa gặp trường hợp nào gọi là làm phúc gặp họa, chắc tôi là người may mắn. Xã hội Việt Nam không gì nói trước được, tôi đã từng nghe nhiều chuyện làm phúc phải họa vì gia đình người bị nạn không biết thực hư ra sao đã cho người làm phúc ăn đòn hoặc bị người gặp nạn vu vạ. Thế mới đau chứ".

Chính vì sợ "làm phúc phải họa", nên dần dà, ứng xử “thương người như thể thương thân” trở thành một điều gì đó quá xa xỉ đối với họ. Căn bệnh vô cảm, coi như “không nghe, không thấy, không biết” đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người và cả xã hội, không riêng gì ở Sài Gòn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật