Giả danh công an lừa đảo, cướp, hiế‌p nạn nhân

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tự gắn cho mình cái mác cán bộ đang làm việc trong ngành công an, nhiều kẻ đã lợi dụng sự tin tưởng của nạn nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp, hiế‌ּp dâ‌ּm..., khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.
Giả danh công an lừa đảo, cướp, hiế‌p nạn nhân
Ảnh minh họa

Ngày 20/6 vừa qua, Công an TP Hà Nội cho biết đã khởi tố Hình Sự đối với Vũ Việt Hùng (tại tập thể Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Vũ Việt Hùng đã giả cán bộ đang làm việc tại Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản các nạn nhân. Từ năm 2009 đến 2013 Hùng đã gây ra 6 vụ, chiếm đoạt của các nạn nhân gần 8 tỷ đồng.

Năm 2009, qua mối quan hệ xã hội Hùng làm quen với chị C. (huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để thực hiện hành vi, Hùng phao tin mình là Cán bộ trong Bộ Công an đang có nhiều nhà, đất của các sếp muốn bán giá rẻ. Tin tưởng vào Hùng, chị C. đã nhiều lần bỏ  ra gần 6,95 tỷ đồng hù vốn mua nhà, đất cùng Hùng. Nhưng tất cả đều nằm trong kế hoạch chiếm đoạt tài sản của Hùng.

Đến tháng 4/2012, Hùng biết bà Lại Thị T. (phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội) đang có nhu cầu xin việc cho con trai nên đã chủ động giúp đỡ rồi chiếm đoạt 430 triệu đồng. Sau khi nhận tiền của các bị hại Hùng liên tục lẩn trốn, khất lần. Biết mình bị lừa nên các bị hại đã làm đơn tố cáo lên Công an.

Quá trình điều tra phát hiện, vào khoảng 2010 đến nay Hùng đã nhiều lần thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân cả tin.

Đây không phải vụ án giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản duy nhất trong thời gian qua, trước đó, vào đầu tháng, Công an thị xã Dĩ An (Bình Dương) cũng ra quyết định tạm giữ Hình Sự đối với Trần Phúc Hùng (23 tuổi, ngụ thị xã Dĩ An) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo hồ sơ ban đầu, đầu năm 2013 Hùng quen biết Hoàng (chưa rõ danh tính) rồi cùng lập kế hoạch kiếm tiền bằng việc tìm những người có nhu cầu mua xe, hàng thanh lý để lừa đảo chiếm đoạt. Hùng tự giới thiệu đang công tác tại nhà tạm giữ Công an thị xã Dĩ An. Vì vậy nhiều người đã tin lời nên giao tiền cho Hùng đăng ký mua xe máy, hàng hóa thanh lý khác.

Chiều 29/5, Hùng hẹn anh LDH đến một quán cà phê ở phường Đông Tân (thị xã Dĩ An) để nhận hơn 110 triệu đồng mua laptop giá rẻ được giới thiệu là hàng thanh lý của cơ quan hải quan. Khi Hùng đang nhận tiền thì các trinh sát Công an thị xã Dĩ An ập vào bắt giữ. Tiến hành mở rộng điều tra, cơ quan công an xác định cùng với thủ đoạn trên Hùng đã lừa ít nhất ba người mua xe máy thanh lý với số tiền hơn 170 triệu đồng.

Tương tự, vào tháng 5, đối tượng Hà Ngọc Thanh Trà (SN 1972, ngụ quận 11, TP HCM) và Nguyễn Thanh Liêm (SN 1975, ngụ quận 10) cũng bị công an quận 10, TP HCM bắt giữ về hành vi giả công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tháng 6/2013, ông N.V.S. (SN 1961, ngụ quận 10) tình cờ quen biết Trà và kể chuyện người bạn thiếu ông 228 triệu đồng nhưng không trả. Trà ngỏ ý sẽ đòi nợ giùm, ông S. hứa nếu đòi đúng Pháp Luật số tiền này sẽ chia phân nửa.

Dù không đòi được, Trà vẫn nói dối ông S. là tìm được con nợ và “lính” của Trà đã chém người này bị thương. Trà nói rằng sau khi “lính” gây án thì bị Công an tỉnh Bình Dương bắt và thu giữ một khẩu súng. Trà yêu cầu ông Sáu phải đưa 20 triệu đồng để lo cho “lính”.

Đầu tháng 5/2014, Trà và Liêm bàn bạc kế hoạch Liêm giả danh Công an Bình Dương nói rằng đang điều tra vụ án do ông S. chủ mưu thuê người chém con nợ. Liêm ra điều kiện nếu ông S. đưa 100 triệu thì sẽ không liên quan đến vụ án. Ông S. hoảng sợ nên đồng ý nhưng xin trả làm 2 đợt.

Chiều 18/5, ông S. đã đưa cho Liêm 2.000 USD (hơn 42 triệu đồng). Liêm nhận và đưa cho Trà 1.400 USD. Sau đó, cả hai nhắn tin hù dọa sẽ phá nhà ông S. nếu không đưa thêm 60 triệu đồng còn lại.

Khoảng 21 giờ ngày 18/5, cả hai đến nhà ông S. đứng chờ, ông S. sợ không dám vào nhà và đón taxi đi nơi khác lánh nạn. Cả hai lấy xe máy đuổi theo thì Liêm bị các trinh sát bắt giữ. Trà chạy thoát nhưng sau đó cũng sa lưới.

Không những giả danh cán bộ công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các đối tượng còn lợi dụng lòng tin của “con mồi” để cướp, hiế‌p nạn nhân.

Vào tháng 4/2013, công an quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã bắt giữ Nguyễn Văn Đạt (SN 1986, ở Thái Hòa, Ba Vì) về hành vi cướp tài sản.

Sự việc xảy ra vào khoảng 21h ngày 10/4, khi anh Nguyễn Văn Đoàn (SN 1985, ở Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định) đang ngồi uống nước ở khu vực cầu sắt Thái Hà, đi vào bãi rác Trung Liệt thì bị Nguyễn Văn Đạt (SN 1986, trú tại xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội) giả danh là công an đến yêu cầu kiểm tra hành chính.

Tưởng thật, anh Đoàn lấy giấy tờ ra trình thì bất ngờ bị Đạt cướp giật chiếc điện thoại di động. Biết Đạt là cảnh sát rởm, anh Đoàn đã chống trả, khiến đối tượng ném lại chiếc điện thoại rồi bỏ chạy.

Đúng lúc này, Tổ tuần tra Đội cảnh sát Hình Sự, công an quận Đống Đa đang làm nhiệm vụ có mặt, bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Đạt.

Ngày 4/10/2013, Tòa án nhân dân Tối cao tại TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Quốc Hưng (SN 1971, ngụ tại Đồng Nai) 20 năm tù về tội "hiế‌ּp dâ‌ּm trẻ em".

Theo cáo trạng, trưa 28/12/2011, Nguyễn Quốc Hưng (42 tuổi, ngụ Đồng Nai) hành nghề thu lượm ve chai đang điều khiển xe lưu thông trên tỉnh lộ 762 (thị trấn Vĩnh Cữu, huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai) thì phát hiện cháu H.N.Y (SN 1996) đang chạy xe đạp trên đường. dụ‌ּc vọn‌ּg nổi lên, Hưng ép xe cháu Y. vào lề và giả danh là công an Hình Sự, yêu cầu cháu Y. cho khám người vì cho rằng cháu Y. đang cất giữ m‌a tú‌y.

Sau đó hắn đưa cháu Y. đến một vườn cây vắng vẻ và bảo cháu Y. cởi quần áo ra cho hắn khám xét. Cháu Y. không đồng ý, hắn dùng dao đe dọa và cởi quần áo cháu Y. ra rồi thực hiện hành vi đồ‌ּi bạ‌ּi. Trong lúc hành sự, Hưng còn lấy điện thoại ra quay lại và đe dọa nếu cháu Y. nói cho ai biết sẽ tung đoạn clip này lên mạng internet.

Thay lời kết:

Trên đây chỉ là một trong số các vụ giả danh công an được khám phá thời gian gần đây. Vậy làm cách nào để nhận biết và ngăn chặn nhưng vụ việc tương tự xảy ra?

Theo các nhà phân tích tội phạm học cho hay, để ngăn chặn việc này, cơ quan chức năng, báo chí cần tuyên truyền rõ các thủ đoạn của tội phạm giả danh công an, cảnh sát trên mọi miền quê. Đồng thời, giải thích cho mọi người hiểu công an, cảnh sát chỉ có chức năng bảo vệ an ninh trật tự chứ không có chức năng giải quyết việc làm, học tập.

Mặt khác, người dân không nên tin ngay khi có người tự xưng là công an, cảnh sát. Nên trao đổi với người hiểu biết, đồng thời bí mật trao đổi với cơ quan công an nơi gần nhất để có thể xác minh. Quan trọng hơn cả là mọi người sống lành mạnh, không vi phạm Pháp Luật, đạo đức để không bị tội phạm lợi dụng lừa gạt, khống chế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật