Cuộc chiến sinh tồn ở khu mạ‌ּi dâ‌ּm lớn nhất Đông Nam Á

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bên trong những tấm cửa kính trong suốt có những cô gái ăn mặc khêu gợi, đó là khung cảnh của khu đè‌n đ‌ỏ lớn nhất Đông Nam Á, nơi đang vật lộn để tồn tại giữa lòng Indonesia, quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới.
Cuộc chiến sinh tồn ở khu mạ‌ּi dâ‌ּm lớn nhất Đông Nam Á
Một gái mạ‌ּi dâ‌ּm đeo mặt nạ tham gia biểu tình phản đối quyết định đóng cửa khu đè‌n đ‌ỏ Dolly của chính quyền. Ảnh: AFP

Gái mạ‌ּi dâ‌ּm ở khu đè‌n đ‌ỏ Dolly dùng báo che mặt mỗi khi cảnh sát Indonesia đến tuần tra khu vực. Ảnh: AFP

Khu đè‌n đ‌ỏ Dolly là một con phố hẹp, dài khoảng 200 m, hai bên đường chật cứng các nhà thổ, quán bar, các tiệm ăn hay gánh hàng rong. Khu này được hình thành từ thập niên 70 và phát triển mạnh mẽ cho đến nay, được coi là một trong các khu đè‌n đ‌ỏ lớn nhất Đông Nam Á.

Dolly không đơn thuần chỉ là nơi kiếm sống của hàng nghìn gái mại dâ‌m và chủ chứa, đây còn là "khu kinh tế" của nhiều cư dân thành phố Surabaya, Đông Java. Nhiều người bán hàng ăn, người khác lập bãi giữ xe cho khách đến mua vui. Dolly cung cấp việc làm và thu nhập cho không ít cư dân trong khu vực. Tuy nhiên, chính quyền thành phố vừa tuyên bố đóng cửa khu đè‌n đ‌ỏ hôm qua. Quyết định này khiến những người sống dựa vào Dolly bất ngờ và lo lắng.

"Tôi phải kiếm tiền nuôi các con ăn học vì muốn chúng có tương lai tốt đẹp hơn", BBC dẫn lời chia sẻ của Lis, người phụ nữ 38 tuổi đã hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm được 12 năm. "Nếu tôi bị mất việc thì nguyện vọng đó khó thành".

Anissa, thành viên tổ chức Thanh niên Tự do (KOPI), cho biết khoảng 14.000 người Indonesia sống dựa vào thu nhập từ khu Dolly và tương lai con cái họ cũng phụ thuộc vào khoản tiền này. "Chính quyền địa phương không bàn bạc với bất kỳ ai ở Dolly mà tự quyết định đóng cửa. Điều này sẽ đem lại hệ quả xấu".

Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức từ khi thời hạn đóng cửa khu đè‌n đ‌ỏ được ấn định. "Chúng tôi sẽ chặn mọi ngả đường để họ không vào đây. Không ai đóng cửa được Dolly, rồi chúng tôi sẽ hoạt động trở lại", một người tên Saputra tuyên bố.

Giới chức thành phố vẫn kiên quyết với ý định của mình. Họ giải thích rằng hành động này chiểu theo nguyện vọng của phần đông người dân Indonesia, đồng thời đánh tan nỗi lo về sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm hay tác động xấu của nghề mạ‌ּi dâ‌ּm lên xã hội. Hầu hết người Indonesia theo đạo Hồi, tuy nhiên gái mạ‌ּi dâ‌ּm ở đây hành nghề công khai tại các thành phố lớn, bất chấp sự phản đối từ phe bảo thủ.

Chính quyền hứa hỗ trợ mỗi gái mạ‌ּi dâ‌ּm 425 USD để làm lại cuộc đời, nhưng số tiền này không đáng là bao so với thu nhập của họ.Trung bình mỗi gái mạ‌ּi dâ‌ּm ở Dolly kiếm được từ 500 đến hơn 800 USD hàng tháng.

Một ví dụ điển hình là Dewi, vốn hành nghề từ lúc chồng bỏ đi để lại hai đứa con cho một mình cô xoay xở. Sau 9 tháng, Dewi kiếm đủ tiền để xây một tiệm tạp hóa cho cha mẹ. Người thân của Dewi vẫn nghĩ cô làm việc tại quán cà phê. "Nghề này là sự lựa chọn đầu tiên của tôi, tôi cần tiền. Nếu Dolly đóng cửa, tôi chỉ còn nước về nhà", Dewi chia sẻ.

Một tổ chức phi chính phủ địa phương từng dành nhiều năm giúp đỡ cộng đồng Dolly cho rằng việc thuyết phục gái mạ‌ּi dâ‌ּm đổi nghề không hề dễ dàng. "Đa số những phụ nữ này bị thất học nên chuyện kiếm việc làm là rất khó",  Lilik Sulistyowati, chủ tịch của tổ chức, nhận định.

"Chúng ta phải trang bị những kỹ năng khác cho họ. Điều này cần nhiều thời gian cũng như lòng kiên nhẫn, ít nhất là một năm. Trong lúc đó, chuyện gì sẽ xảy đến với gia đình những người này?"

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật