Vì sao Mỹ cho tiêm kích F-35 dừng bay?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiêm kích F-35 của Mỹ tiếp tục dính bê bối liên quan đến lỗi kỹ thuật khiến Lầu Năm Góc vừa quyết định cho tiêm kích này dừng bay.
Vì sao Mỹ cho tiêm kích F-35 dừng bay?
tiêm kích F-35

Quyết định này được quân đội Mỹ đưa ra sau khi phát hiện lỗi rò rỉ dầu ở động cơ máy bay. Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, quyết định đình bay đưa ra ngày 13/6 là một hành động thận trọng và cần thiết.

Hiện đã có 94 trong số 97 chiếc F-35 đã vượt qua đợt kiểm tra sau quyết định trên; những chiếc bị trục trặc sẽ phải dừng bay cho đến khi sửa chữa xong.

Sự cố trên xảy ra ngày 10/6, trong lúc đang bay một phi công đã phát hiện sự cố rò rỉ dầu máy, rất may mắn chiếc F-35 này đã hạ cánh an toàn xuống căn cứ không quân Yuma thuộc bang Arizona.

Sự cố trên xuất hiện trong bối cảnh chỉ chưa đầy một tháng nữa quân đội Mỹ lên kế hoạch cho F-35 thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên.

Đây là vụ tai tiếng mới nhất liên quan đến dòng chiến đấu cơ đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên dù đắt đỏ và được trang bị loại radar mạng pha chủ động AN/APG-81 và chế tạo bằng những vật liệu đặc biệt, nhưng F-35 vẫn dễ dàng bị radar Nga và Trung Quốc phát hiện.

Hạn chế của F-35 được tờ Daily Beast công khai ngày 30/4, đáng kể nhất là F-35 hầu như mất khả năng tàng hình trước một số hệ thống radar mới của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống radar trên (khả năng giúp F-35 “biến mất” vào nền nhiễu địa vật, môi trường).

Theo chuyên gia Bill Sweetman, tại triển lãm hàng không Moscow tổ chức hồi tháng 8/2013, ông này đã có điều kiện nói chuyện với một số nhà thiết kế các hệ thống radar chuẩn kỹ thuật số mới trang bị cho quân đội Nga.

Dòng radar tần số cao này có thừa đủ khả năng “vạch mặt” F-35 trong nhiều điều kiện tác chiến cụ thể.

Cùng với Nga, Lầu Năm góc đang đặc biệt quan tâm tới hệ thống radar mới của Trung Quốc, trong đó có hệ thống radar cảnh giới mảng định pha chủ động Type 517M được thiết kế để lắp trên hạm. Theo thông tin từ phía Trung Quốc, hệ thống radar này có khả năng phát hiện máy bay tàng hình.

Bê bối với F-35 không chỉ dừng lại ở đó bởi trước đó, tiêm kích này bị phát hiện dùng hàng loạt linh kiện kém chất lượng do Trung Quốc sản xuất.

Hồi tháng 1/2014, hãng tin Reuters tiết lộ, Lầu Năm Góc đã cho phép Tập đoàn Lockheed Martin dùng nam châm Trung Quốc để giúp chương trình phát triển chiếc F-35 trị giá 392 tỉ USD này diễn ra đúng tiến độ bất chấp lo ngại từ phía các quan chức Mỹ về hoạt động gián điệp của Trung Quốc.

Không những vậy, lỗi ngớ ngẩn nhất mà ’tia chớp’ F-35 gặp phải trong quá trình thử nghiệm sợ sét. Thông tin này được trang tin quân sự Vpk.name ngày 12/2 cho biết, theo đó các tiêm kích F-35A của Không quân Mỹ hiện đang đóng tại các căn cứ Eglin (bang Florida) và Edwards (bang California) chỉ có thể bay ban ngày khi thời tiết đẹp.

Trong các cuộc thử nghiệm hồi tháng 2/2013, tiêm kích F-35A đã thực hiện hai chuyến bay đêm và trong thời tiết xấu, ngay lập tức, điểm yếu của siêu tiêm kích này lập tức lộ diện. Sau đó các tiêm kích này đã được cải tiến nhỏ.

Được biết, không chỉ 35A, mà các biến thể khác của tiêm kích F-35 là F-35B dành cho thủy quân lục chiến Mỹ và F-35C dành cho Hải quân Mỹ hiện vẫn “chống chỉ định” với bão và sấm sét với cùng lý do “chưa đáp ứng các yêu cầu bảo vệ cần thiết để bay trong các điều kiện đó”.

Trước đó theo bản báo cáo từ năm 2012 của Cục Thử nghiệm và kiểm tra thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (OT&E), nếu sét đánh vào chiếc F-35 Lightning II có thể gây cháy nổ bình xăng của chiếc tiêm kích này.

Theo OT&E, cả 3 phiên bản của F-35 đều có hàng loạt sai sót và các điểm thiết kế bị lỗi. Nhiều lỗi chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây nên chưa thể khắc phục ngay.

Với hàng loạt lỗi kể trên, vừa qua Tạp chí The Daily Beast của Mỹ cho rằng, tiêm kích F-35 chỉ đáng xếp vào ‘thế hệ thứ 4’.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật