Những hiện tượng kỳ lạ nhất trên hành tinh

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hố cát “nuốt sống người“ trên núi cát; Những vòng tròn đồng tâm giữa sa mạc Sahara; Núi lửa kỳ lạ ở châu Mỹ là những hiện tượng địa chất mà giới khoa học chưa thể giải thích.
Những hiện tượng kỳ lạ nhất trên hành tinh
ảnh minh họa

Núi cát cao nhất ở rìa phía nam của hồ Michigan tại Mỹ là Baldy có chiều cao lên tới 37 m. Người ta dùng từ “đụn cát sống” để mô tả Baldy vì nó dịch chuyển từ 100 tới 200 cm mỗi năm. Đụn cát bắt đầu di chuyển khi du khách nhổ cỏ - thứ giúp cho các lớp cát gắn kết với nhau. Gió là thủ phạm khiến núi Baldy dịch chuyển. Tuy nhiên, khả năng nuốt người của nó mới là vấn đề khiến giới khoa học sửng sốt, Livescience đưa tin.

Vào tháng 7/2013, Nathan Woessner – một cậu bé 6 tuổi – gặp nạn trên núi cát Baldy do một hố bất ngờ xuất hiện bên dưới. Độ sâu của hố lên tới 3 m. Mọi người phải mất tới 3 giờ để lôi Nathan ra khỏi hố. Một tháng sau, hố thứ hai xuất hiện. Đây là hiện tượng bí ẩn bởi hố không thể hình thành trong cát. Mỗi khi một hố nào đó xuất hiện, cát sẽ tràn vào ngay lập tức và hố sẽ biến mất.

“Dường như chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng địa chất mới”, Erin Argyilan, nhà địa chất đang nghiên cứu đụn cát Baldy, phát biểu.

Erin cho rằng trong quá trình dịch chuyển, đụn cát đã lấp khá nhiều cây. Những cây đó thối rứa bên dưới cát và giải phóng khí. Hố xuất hiện vì khí thoát ra ngoài từ bên dưới. Người ta từng khai thác Baldy để lấy cát cho hoạt động sản xuất kính. Vì thế rất có thể hoạt động khai thác là nguyên nhân khiến các hố hình thành.

Những vòng tròn đồng tâm giữa sa mạc Sahara

“Mắt của Sahara” là một khu vực hình tròn có đường kính tới 50 km trong sa mạc nóng nhất thế giới. Nó bao gồm nhiều hình tròn đồng tâm màu xanh dương. Nếu ngồi trong một phi thuyền trên quỹ đạo trái đất, bạn có thể thấy nó. Trong suốt một thời gian dài, giới khoa học nghĩ “mắt của Sahara” là kết quả của vụ va chạm giữa một thiên thạch với trái đất. Song một nghiên cứu gần đây cho thấy giả thuyết này không hợp lý. Nếu thiên thạch rơi xuống trái đất, áp lực và nhiệt độ của vụ chạm sẽ để lại nhiều hợp chất như coesite, một dạng của silicon dioxide.


Một ảnh về "mắt của Sahara" do vệ tinh nhân tạo chụp. Ảnh: Nature


Núi lửa kỳ lạ ở châu Mỹ


Uturuncu, núi lửa có chiều cao 6.000 m ở phía tây nam Bolivia, phun trào lần cuối từ 300.000 năm trước. Các ảnh vệ tinh cho thấy cho thấy dung nham đang hình thành với tốc độ rất cao bên dưới núi lửa trong vòng 20 năm qua. Theo tính toán của một số nhà địa chất, thể tích dung nham tăng tới 1 m3 mỗi giây. Vì thế khu vực xung quanh núi lửa – có chiều rộng lên tới 70 km – đang phồng lên với tốc độ vài cm mỗi năm, Newscientist đưa tin.


Khói, bụi bốc lên từ núi lửa Uturuncu. Ảnh: Wikipedia

Câu hỏi đầu tiên là: Quá trình phồng lên đã diễn ra trong bao nhiêu năm? Các nhà khoa học đã nghiên cứu khu vực xung quanh núi lửa, song họ chưa thể tìm ra đáp án. Uturuncu sẽ như thế nào trong tương lai cũng là một bí ẩn nữa. Shan de Silva, một chuyên gia núi lửa của Đại học Oregon tại Mỹ, đã nghiên cứu Uturuncu từ năm 2006. Shan dự đoán nó có thể trở thành siêu núi lửa. Các nhà địa chất khác không tìm thấy chứng cứ đáng thuyết phục để ủng hộ dự đoán của Shan. Mặc dù vậy, 300.000 năm là khoảng thời gian trung bình giữa những lần núi lửa phun trào ở phía tây bắc Bolivia. Vì thế, rất có thể Uturuncu sắp tạo ra một sự kiện lớn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật