9 nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục, đào tào

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo (GD-ĐT).
9 nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục, đào tào
Ảnh minh họa

Theo đó có 9 nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ nêu ra:

Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Hai là, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức GD-ĐT, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và hội nhập quốc tế.

Ba là, đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học.

Bốn là, đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD-ĐT theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.

Năm là, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục.

Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa GD-ĐT và dạy nghề, đặc biệt đối với giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở GD-ĐT và dạy nghề.

Bảy là, đổi mới công tác quản lý GD-ĐT và dạy nghề, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về GD-ĐT và dạy nghề; trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương và trách nhiệm của các hội, hiệp hội. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở GD-ĐT và dạy nghề.

Tám là, tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong GD-ĐT và dạy nghề, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Chín là, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT và dạy nghề nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm của các mô hình giáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo các trình độ phù hợp vói khu vực và quốc tế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật