Công nghiệp Quảng Nam: Xuất hiện dấu hiệu chững lại

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại thời điểm hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế ghi nhận bước phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam đang có dấu hiệu chững lại, buộc tỉnh phải thay đổi thích hợp nếu không muốn bị “nghẽn”.
Công nghiệp Quảng Nam: Xuất hiện dấu hiệu chững lại
Ảnh minh họa

Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu hơn 240 triệu USD; chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 24% so với cùng kỳ năm trước; tổng nguồn vốn huy động tăng 6,6%, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng gần 5% so với đầu năm...

Tuy nhiên, ông Đinh Văn Đào - Cục trưởng Cục Thống kê - cho rằng, công nghiệp của tỉnh tăng trưởng chủ yếu nhờ vào ngành may mặc, ôtô, chíp điện tử…, những lĩnh vực này đã đến điểm dừng và xuất khẩu giảm, tồn kho nhiều, tăng trưởng tín dụng thấp...

Bên cạnh đó, nhiều DN, chuyên gia kinh tế cho rằng, các con số thống kê chưa phản ánh đúng thực trạng của thị trường. Giám đốc một công ty vận tải biển cho biết, thời điểm này năm ngoái, các DN dệt may Quảng Nam còn đầy ắp hợp đồng xuất khẩu đến cuối năm, còn năm nay thì thưa thớt hơn...

Thật ra, điểm “nghẽn” của ngành công nghiệp Quảng Nam không phải mới lộ ra năm nay mà đã được phát hiện từ lâu. Tại cuộc tọa đàm kinh tế cuối tháng 8/2013, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhận định: Nếu không có Khu kinh tế Chu Lai thì Quảng Nam không thể đứng vào top 10 tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách 10.000 tỷ đồng. Và điểm nổi bật nhất của Chu Lai chính là thu hút dòng vốn của khu vực kinh tế tư nhân, dẫn đầu là ôtô Trường Hải, kính nổi Chu Lai và hàng chục DN sản xuất công nghiệp khác… Tuy nhiên, khó khăn mà các DN này phải đối mặt là thiếu thị trường khiến cả khu kinh tế thương mại lớn vẫn chưa thể “mở” được.

Theo Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai Đỗ Xuân Diện, các dự án lớn Soda, Trường Hải hiện đang sụt giảm doanh thu. Bên cạnh thị trường bó hẹp thì phát triển công nghiệp địa phương chưa có giải pháp đột phá, không có những chính sách hấp dẫn như những năm đầu Khu kinh tế mở Chu Lai hình thành nên không còn hấp dẫn các nhà đầu tư. Đó cũng là lý do mà dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai (8/2013), Tập đoàn Tân Hiệp Phát công bố kế hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD tại đây, nhưng khi động thổ chỉ xây dựng một nhà máy chế biến giá trị khoảng 200 triệu USD.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật