Kinh tế thế giới chậm lại vì các nước mới nổi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu do triển vọng yếu tại Mỹ, Nga và Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước mới nổi củng cố nền kinh tế trước khi Mỹ tăng lãi suất.
Kinh tế thế giới chậm lại vì các nước mới nổi
Các nền kinh tế mới nổi đã bị hạ triển vọng tăng trưởng năm nay. Ảnh: Bloomberg

Năm nay, WB cho rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,8%, giảm so với dự báo hồi tháng 1 là 3,2%. Dự báo cho Mỹ giảm xuống còn 2,1%. Tốc độ này tại nhóm nước mới nổi BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) cũng bị hạ. Tuy nhiên, tình trạng này có vẻ chỉ là tạm thời, do tăng trưởng toàn cầu năm tới được giữ nguyên dự báo 3,4%.

"Kinh tế toàn cầu đã có khởi đầu không thuận lợi năm nay, do thời tiết xấu tại Mỹ, bất ổn tài chính và xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ vẫn tăng tốc về cuối năm", WB cho biết trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu.

Các nền kinh tế phát triển đang thay thế nhóm nước đang phát triển làm động cơ tăng trưởng toàn cầu. Nhu cầu nội địa tại đây đang cải thiện, trong khi áp lực tài khóa đã giảm bớt và thị trường việc làm hồi phục. Năm 2015, dự báo tăng trưởng cho cả Mỹ, khu vực đồng euro và Nhật Bản đều được nâng lên.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã ám chỉ có thể tăng lãi suất năm tới. Năm ngoái, tài sản các nước mới nổi đã bị bán tháo sau khi FED công bố kế hoạch giảm kíc‌h thí‌ch. Vì vậy, WB cũng cảnh báo các nền kinh tế mới nổi rằng bất ổn tài chính mới có thể khiến các nước này lao đao. Vì vậy, họ cần thu hẹp thâm hụt ngân sách, nâng lãi suất và chuẩn bị các biện pháp tăng năng suất lao động.

Tăng trưởng tại Brazil bị hạ xuống 1,5%, Ấn Độ xuống 5,5%. Tốc độ này tại Nga và Trung Quốc lần lượt là 0,5% và 7,6%.

"Tăng trưởng tại các nước đang phát triển còn quá khiêm tốn để có thể tạo ra đủ việc làm, nhằm cải thiện cuộc sống cho người nghèo. Rõ ràng là, các quốc gia này cần đẩy mạnh hoạt động, đầu tư vào cải tổ cấu trúc để đa dạng hóa động cơ tăng trưởng và chấm dứt tình trạng đói nghèo", Chủ tịch WB -  Jim Yong Kim cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật